A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Đất và người huyện Đông Hưng

Huyện Đông Hưng nằm giữa trung tâm bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình, diện tích tự nhiên 196,04 km2, dân số 257.272 người. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ, phía Nam giáp huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình, phía Đông giáp huyện Thái Thụy, phía Tây giáp huyện Hưng Hà. Là huyện có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, nối địa bàn huyện với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cảng Hải Phòng, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa trong vùng.

Huyện Đông Hưng nằm giữa trung tâm bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình, diện tích tự nhiên 196,04 km2, dân số 257.272 người. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ, phía Nam giáp huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình, phía Đông giáp huyện Thái Thụy, phía Tây giáp huyện Hưng Hà. Là huyện có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, nối địa bàn huyện với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cảng Hải Phòng, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa trong vùng.

Thị trấn Đông Hưng

Theo kết quả nghiên cứu địa chất, khảo cổ và lịch sử, đất đai và cư dân Đông Hưng đã có trên dưới 2000 năm lịch sử. Thời cổ, đất Đông Hưng thuộc bộ Lục Hải. Thời kỳ Bắc thuộc, nửa đầu thiên niên kỷ I thuộc huyện Chân Định, nửa sau thiên niên kỷ thứ I thuộc huyện Chu Diên; thời kỳ Khúc Hạo đất Đông Hưng thuộc Châu Đằng. Năm 1005 vua Lê Long Đĩnh (1005- 1009) đổi Châu Đằng thành phủ Thái Bình.

Thời Lý (1010- 1225) và đầu thời Trần (1225-1400) đất Đông Hưng thuộc lộ Long Hưng; cuối thời Trần tách lộ Long Hưng thành 2 lộ Long Hưng và An Tiêm, đất  Đông Hưng thuộc về 2 lộ. Từ thời Lý dưới lộ đã có huyện nhưng địa danh các huyện không được thống kê rõ. Sang thời Trần việc chia lập huyện được hoàn chỉnh, địa danh các huyện được ghi rõ hơn, đất Đông Hưng thuộc các huyện Tây Quan, Thần Khê và Cổ Lan.

Vào thời nhà Hồ, huyện Tây Quan cùng với các huyện của lộ An Tiêm sáp nhập với huyện Giáp Sơn (Hải Dương, Quảng Ninh ngày nay). Thời thuộc Minh, đất Đông Hưng thuộc hai phủ Trấn Man và Tân Hưng. Thời Lê thuộc các huyện Thần Khê, Thanh Lan, Đông Quan thuộc trấn Sơn Nam.

Thời Mạc (1528-1593) các phủ Tân Hưng, Thái Bình lệ vào Dương Kinh (vùng đất Hải Dương, Hải Phòng ngày nay), đến thời Lê Trung Hưng (1593-1788) lại trở lại như thời Lê sơ. Riêng phủ Tân Hưng do phạm húy nên đổi thành phủ Tiên Hưng (1600), Cảnh Hưng năm thứ 3 (1740) chia trấn Sơn Nam thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đất Đông  Hưng thuộc Sơn Nam Hạ.

Thời Tây Sơn (1788-1802) huyện Thanh Lan đổi tên thành huyện Thái Ninh.

Thời Nguyễn, triều vua Gia Long (1802-1919) huyện Thái Ninh trở lại tên gọi cũ Thanh Lan sau đổi là huyện Thanh Quan. Triều vua Minh Mệnh, năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi trấn Sơn Nam Hạ là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh 12 (1831) chia đất nước làm 31 tỉnh; huyện Thần Khê về tỉnh Hưng Yên; huyện Thanh Quan, Đông Quan về tỉnh Nam Định.

Ngày 21 tháng 3 năm 1890, tỉnh Thái Bình được thành lập, ngay từ buổi đầu các huyện Thần Khê, Đông Quan, Thanh Quan đã thuộc về Thái Bình. Năm 1895, chính quyền thực dân phong kiến tiến hành điều chỉnh lại địa  giới và đổi tên một số phủ huyện, huyện Thần Khê đổi thành phủ Tiên Hưng, huyện Thanh Quan đổi thành phủ Thái Ninh, huyện Đông Quan vẫn giữ tên cũ (tên các phủ, huyện được giữ cho đến sau cách mạng Tháng 8 năm 1945).

Sau thắng lợi của cách mạng Tháng 8, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ủy ban hành chính kháng chiến của tỉnh điều chỉnh lại địa giới các huyện, chia nhỏ các xã, một số xã của huyện Đông Quan cắt về huyện Thụy Anh, một số xã Bắc sông Trừng Hoài của huyện Thái Ninh sáp nhập về huyện Đông Quan. Địa phận huyện Đông  Hưng lúc bấy giờ có 24 xã, 128 thôn. Năm 1955, thực hiện cuộc vận động giảm tô, cải cách ruộng đất, huyện Tiên Hưng từ 15 xã chia tách thành lập 27 xã, huyện Đông Quan từ 13 xã chia tách thành lập 28 xã. Đến năm 1969, sáp nhập 2 huyện Tiên Hưng và Đông Quan thành huyện Đông Hưng. Từ ngày thành lập huyện Đông Hưng đến nay, trừ việc cắt các xã Đông Hòa, Hoàng Diệu, Đông Thọ, Đông Mỹ về Thành Phố thì địa giới huyện Đông Hưng về cơ bản không thay đổi. Toàn huyện hiện có 43 xã và 01 thị trấn; 227 thôn làng, 10 tổ dân phố.

Đông Hưng cũng như các huyện khác trong tỉnh là vùng đất trẻ, hình thành trên dưới 3000 năm, vì vậy không có dân bản địa, bản gốc. Quá trình hình thành đất đai, làng xã cũng là quá trình hội cư. Dân cư huyện Đông Hưng ngày nay từ nhiều vùng miền trong nước, nhưng chủ yếu là từ các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc tới, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và nghề đánh bắt cá. Cũng chính bởi những yếu tố đó mà Đông Hưng là huyện đứng thứ ba trong tỉnh về số làng cổ, nhiều làng mang tên tộc danh như: họ Bùi ở 2 làng Bùi Xá xã Phong Châu; họ Bùi ở thôn An Bài xã Hoa Lư; Phạm Xá 2 làng: Phạm – Phú Châu, Phạm – Hồng Việt; Lại Xá – Đông Tân; Nguyễn Xá – Nguyên Xá; Tào Xá – Đông Cường. Ngoài ra còn một số làng có chữ “Cổ” đứng trước và 76 làng có tên Nôm.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống trị thủy, khẩn hoang, bằng sức lao động cần cù, bền bỉ và sáng tạo, người dân Đông Hưng đã đấu tranh, cải tạo thiên nhiên, biến miền đất hoang dã thành những cánh đồng phì nhiêu, “bờ xôi ruộng mật”. Những người dân nơi đây đã sớm thích nghi, ứng xử thông minh với các yếu tố tự nhiên để từ đó tích lũy cho mình những kinh nghiệm thâm canh trong lao động sản xuất, đưa Đông Hưng trở thành vùng đất nông nghiệp điển hình.

Là vùng đất có truyền thống văn hiến, Đông Hưng tự hào là nơi có nền văn hóa nghệ thuật dân gian tiểu biểu của nền văn minh lúa nước, một trong những cái nôi của nghệ thuật chèo và là quê hương của múa rối nước. Ở khắp các làng xã trong huyện đều có người biết hát chèo, diễn chèo nhưng tiêu biểu nhất là Chèo làng Khuốc (Phong Châu):

 “Chẳng thèm ăn chả, ăn nem,

Thèm mo cơm tẻ, thèm xem hát chèo”.

Nghệ thuật múa rối nước ở Đông Hưng đã có từ lâu đời, phường rối Đống (Đông Các) có từ thời Trần. Trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, Đông Hưng có 7 phường rối nước, hiện nay chỉ còn phường rối Nguyễn (Nguyên Xá) và phường rối Đống (Đông Các) hoạt động thường xuyên. Rối nước Đông Hưng có nhiều trò hay, hấp dẫn như: tễu giáo đầu, bật cờ, tứ linh, múa lân, chăn vịt, đánh cáo, bát tiên, cày bừa, chọi trâu nghi đồng hý thủy, đánh cá, múa rồng, lân tranh cầu... Các tiết mục, trò diễn của múa rối nước Đông Hưng không chỉ có mặt ở nhiều cuộc liên hoan nghệ thuật ở địa phương, Trung ương mà còn được biểu diễn ở nhiều vùng miền trong nước và một số nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Ngoài chèo, múa rối nước, Đông Hưng còn là miền quê của nhiều làn điệu múa dân gian: múa giáo cờ, giáo quạt ở làng Thượng Liệt (Đông Tân), múa kỳ lân sư tử (xã Đông Sơn, Đông Hợp), múa rồng, múa tứ linh, múa sinh tiền, múa cờ, múa trống, múa dâng hoa, múa tiên... Nét đẹp trong văn hoá Đông Hưng còn được hội tụ sâu sắc qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo mà sự phản ánh rõ nét nhất là các hội lễ, hội làng truyền thống có sức cuốn hút sự tham gia đông đảo của các cộng đồng với các lễ thức tín ngưỡng dân gian và các trò chơi dân gian: đánh vật, đánh thó (gậy), thả đèn trời, cờ tướng, tam cúc, chọi gà, kéo co, chơi pháo đất...

Trên địa bàn huyện hiện còn có 242 di tích các loại (chỉ tính những di tích có từ trước năm 1945), trong đó có 94 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, 15 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Một số di tích không chỉ có giá trị về lịch sử cách mạng, giá trị về văn hoá mà còn có giá trị rất lớn về kiến trúc nghệ thuật, điển hình như di tích: đền thờ công chúa Trần Thị Quý Minh ở Thượng Liệt (Đông Tân), chùa Từ Ân ở Đông Hải (Đông Vinh), chùa Thiên Quý ở làng Kênh (Đông Xuân), đình Tiến Trật (Đô Lương), đình, chùa, đền Bình Cách (Đông Xá), đình Cổ Dũng (Đông La), lăng mộ, đền thờ Thái Bảo họ Đỗ ở thôn Tứ (Hồng Việt)...

 Đông Hưng còn là mảnh đất có truyền thống anh dũng kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm, chống áp bức. Trải qua các triều đại phong kiến, nơi đây có nhiều “bề tôi hiền”, nhiều danh nhân nổi tiếng đã đóng góp tài năng, trí tuệ vào công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, tiêu biểu như: An Hạ Vương (1175-1268), Đàm Chiêu Trinh, Nguyễn Thành, bảng nhãn Chu Hinh (thế kỷ XIII), danh nhân Quách Gia Di, Quách Gia Cầm (1254-1292), ngự tiền Đỗ Tử Bình (1324-1383),  công chúa Trần Ninh Thiệu (thế kỷ XIV), công chúa Trần Thị Quý Minh, Thái học sinh Nguyễn Thành, Hoàng giáp Phạm Hưng Văn (thế kỷ XV), Hoàng giáp Nguyễn Hán Đình (thế kỷ XV), Tiến sỹ Đặng Doãn Tu, tiến sỹ Bùi Sỹ Tiêm, tiến sỹ Đào Triết (thế kỷ XVI), tiến sỹ Hoàng Kỳ, tiến sỹ Phạm Cảnh (thế kỷ XVI), tiến sỹ phạm Công Huân, tiến sỹ Phạm Công Thế, tiến sỹ Đào Vũ Thường, tể tướng Phạm Huy Đĩnh, tiến sỹ Nguyễn Bá Dương (1740-1783), Nguyễn Sơn, hoàng giáp Lê Hữu Thanh, cử nhân Lương Quý Chính (1825-1907)...

Cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm chiếm miền Bắc, dưới ngọn cờ kháng chiến của Ngự sử Phạm Huy Quang, Đốc Đen, Lãnh Hoan, Lãnh Nhiệm, Đốc Nhưỡng... nhân dân Đông Hưng đã nổi dậy chống Pháp trên phạm vi rộng, thời gian dài, có nhiều trận đánh lớn tại phủ Tiên Hưng, phủ Thái Bình...

Năm 1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Quảng Châu- Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở trong nước nói chung, ở Thái Bình nói riêng. Đầu năm 1927, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập ở thị xã Thái Bình, gồm 11 đồng chí, trong đó huyện Đông Hưng có 2 đồng chí là Nguyễn Văn Năng và Lương Duyên Hồi. Các đồng chí đã tìm về vùng Tổng Thần Khê (Hồng Việt – Đông Hưng) để tuyên truyền, vận động, giác ngộ cách mạng cho quần chúng, xây dựng cơ sở. Bên cạnh đó  “Đông Anh thư viện” do các đồng chí Bùi Hữu Diên, Lương Duyên Hồi, Lương Duyên Thiếp thành lập, hoạt động hết sức tích cực, trở thành cơ sở tập hợp các bạn đọc mà phần đông là giáo viên, thanh niên, học sinh yêu nước để  tuyên truyền, giác ngộ cách mạng. Tháng 12 -1927, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Thần Duyên được thành lập. Tháng 7 - 1929, Liên chi bộ Đảng Cộng sản Thần - Duyên (tiền thân của Đảng bộ Đông Hưng) - một trong sáu chi bộ được thành lập sớm nhất của Đảng bộ Thái Bình. Từ khi ra đời, Liên chi bộ Cộng sản Thần - Duyên hoạt động tích cực, mạnh mẽ, liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Chính vì vậy, ngay sau khi thành lập, Liên chi bộ đã tập hợp được đông đảo quần chúng, tiến hành cuộc biểu tình kéo về tỉnh lỵ Thái Bình nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930. Đây là cuộc biểu tình mở đầu cho cao trào cách mạng 1930- 1931 ở Thái Bình, gây được tiếng vang lớn trong cả nước; được Xử ủy Bắc Kỳ và Trung ương Đảng đánh giá là một trong 5 cuộc biểu tình lớn nhất cả nước lúc bấy giờ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Đông Hưng đã cùng với nhân dân các địa phương trong tỉnh và cả nước vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Khi thực dân Pháp tiến công chiếm đánh Thái Bình lần thứ 2 (tháng 2-1950), trên địa bàn huyện xuất hiện hàng loạt khu du kích, làng kháng chiến như: khu du kích Tiên – Huyên – Hưng, Thượng Phương, Hội Phú; đặc biệt làng kháng chiến Nguyên Xá đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “ Nguyên Xá - làng kiểu mẫu”.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân ra sức lao động sản xuất, đảm bảo mọi yêu cầu của các cuộc chiến đấu giải phóng, bảo vệ quê hương; đồng thời, chi viện cao nhất sức người, sức của cho các chiến trường.

Sau ngày hòa bình lập lại, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng, Đảng bộ và nhân dân Đông Hưng đã giành được nhiều thành quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc  phòng, an ninh...Ghi nhận những thành tích và cống hiến của Đảng bộ và nhân dân Đông Hưng trong các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đảng bộ, nhân dân, các lực lượng vũ trang huyện Đông Hưng và 8 đảng bộ và nhân dân các xã Nguyên Xá, Phong Châu, Đông Hoàng, Đông Á, Đông Xuân, Hoa Lư, Phú châu, Thăng Long; 14 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; 277 Bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Đảng và Nhà nước  cũng đã tặng thưởng hàng ngàn huân, huy chương các loại  cho các tập thể và cá nhân có thành tích trong huyện.

Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Đông Hưng không ngừng phấn đấu vươn lên, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.


Nguồn: Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 32
Năm 2020 : 19.259