Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý Doanh nghiệp
Phòng Quản lý doanh nghiệp là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng được quy định trong Quy chế làm việc ban hành kèm theo Quyết định số 22/2008/QĐ-BQLKCN ngày 27/10/2008, Quyết định sổ 01/2011/QĐ- BQLKCN ngày 15/6/2011 của Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp, cụ thể như sau:
I. Quản lý Doanh nghiệp
1. Tham mưu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD); xuất, nhập khấu đối với các doanh nghiệp trong KCN theo phân cấp và uỷ quyền.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tham mưu đề xuất các chế độ, chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh, những biện pháp giải quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp KCN trong quá trình SXKD;
3. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kế toán, thống kê; an ninh - trật tự, an toàn giao thông; an toàn vệ sinh thực phẩm; thủ tục hải quan; bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp.
4. Đôn đốc nộp các loại loại phí và các khoản đóng góp khác thuộc nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp theo qui định của pháp luật;
5. Tham mưu cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại các KCN; Cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào các KCN sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại;
6. Chủ trì tham mưu, phối hợp kiểm tra các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trong việc thực hiện quản lý thương mại; thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết và đảm bảo cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp được hưởng ưu tiên, ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu theo qui định của pháp luật;
7. Tham mưu xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong khu công nghiệp cho tổ chức có liên quan;
8. Tham mưu quản lý Nhà nước các hoạt động dịch vụ trong các khu công nghiệp;
9. Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp; phân tích, đánh giá tình hình hoạt động doanh nghiệp;
II. Quản lý Lao động
1. Tham mưu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp theo phân cấp và uỷ quyền.
2. Tham mưu xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triên nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu khu công nghiệp trình Ủy ban nhân dân bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất phê duyệt và tổ chức thực hiện;
3. Phối hợp với các cơ quan đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm để điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, lực lượng, trình độ, ... nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp đảm bảo đúng qui định của pháp luật;
4. Tham mưu cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp; cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong khu công nghiệp;
5. Tham mưu tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động, kế hoạch đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp;
6. Tham mưu Xác nhận đăng ký nhân sự chủ chốt theo yêu cầu của doanh nghiệp;
7. Chủ trì tham mưu, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các qui định của pháp luật về hợp đồng lao động, các chế độ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đôi với người lao động; tham mưu hoà giải, giải quyết các tranh chấp về lao động, vệ sinh an toàn lao động trong khu công nghiệp; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động;
8. Nhận báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp;
9. Phối hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về lao động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý nhà nước của Ban Quản lý các khu công nghiệp;
10. Đề xuất việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các lĩnh vực thuộc chuyên môn của phòng theo quy định;
11. Tham mưu thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo đối với các lĩnh vực thuộc chuyên môn của phòng;
12. Tham mưu kiến nghị với cơ quan nhà nước có thấm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, rà soát đối với các lĩnh vực thuộc chuyên môn của phòng;
13. Tham mưu lập báo cáo chuyên ngành; Báo cáo thường xuyên, đột xuất (nếu cần) và định kỳ tình hình hoạt động công tác chuyên môn của phòng với lãnh đạo Ban Quản lý (qua Văn phòng tập hợp);
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
III. Nguyên tắc làm việc
2.1. Trưởng phòng chiụ trách nhiệm trước Lãnh đạo Ban về nhiệm vụ công tác được giao của phòng. Cán bộ công chức (CBCC) của phòng chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước Trưởng phòng và trước Lãnh đạo Ban, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy, quy chế của Ban và nội dung bản Quy chế này.
2.2. Các chuyên viên của phòng làm việc theo chế độ công vụ do Trưởng phòng (trường hợp cần thiết do Lãnh đạo Ban) giao trực tiếp, trên cơ sở thống nhất và tập trung về lãnh đạo nhiệm vụ chuyên môn được giao; có trách nhiệm thi hành công vụ kịp thời, chính xác, tham mưu, đề xuất các giải pháp, phương án xử lý tình huống có liên quan đến công vụ được giao với cấp trên và có quyền bảo lưu ý kiến của mình với cấp có thẩm quyền khi ý kiến đó khác với ý kiến của cấp trên (trong khi ý kiến bảo lưu chưa được giải quyết vẫn phải chấp hành công vụ do cấp trên giao).
2.3. Thực hiện Quy chế văn hoá công sở tại cơ quan Ban Quản các khu công nghiệp bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình:
- Mọi CBCC-VC trong cơ quan làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, làm việc theo đúng chương trình, kế hoạch đã xây dựng, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng công việc; chấp hành nghiêm Luật lao động.
- Làm việc có nền nếp, nói và làm theo nghị quvết, chỉ thị, đề cao vai trò trách nhiệm của từng cá nhân.
- Thực hiện nếp sống văn minh không làm việc riêng, không gây mất trật tự, không làm ảnh hưởng đến người khác trong giờ làm việc. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, xây dựng sự đoàn kết thống nhất giữa cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan.
- Xây dựng phong cách làm việc khoa học, tác phong cổng nghiệp.
- Không uống rượu, bia khi tham gia giao thông, trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa.