• :
  • :
mic
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hồng Thái Giảm nghèo nhờ nghề truyền thống

Xã Hồng Thái nằm phía Bắc huyện Kiến Xương, dân số 5.997 nhân khẩu với 1.797 hộ, diện tích đất tự nhiên 640,27 ha, xã có làng nghề chạm bạc hình thành và phát triển gần 600 năm. Những năm qua thực hiện nghị quyết Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nghề và làng nghề, cấp ủy, chính quyền xã xác định đây là hướng đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn

Cập nhật: Thứ sáu,28/11/2014

Xã Hồng Thái nằm phía Bắc huyện Kiến Xương, dân số 5.997 nhân khẩu với 1.797 hộ, diện tích đất tự nhiên 640,27 ha, xã có làng nghề chạm bạc hình thành và phát triển gần 600 năm. Những năm qua thực hiện nghị quyết Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nghề và làng nghề, cấp ủy, chính quyền xã xác định đây là hướng đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao cuộc sống cho nhân dân góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã.

Hiện nay, toàn xã có 150 tổ sản xuất làm nghề chạm bạc với gần 2.000 lao động lành nghề và hàng nghìn lao động thời vụ phân bố đều ở 8 thôn trong xã. Trong những năm qua, để duy trì và phát triển nghề truyền thống cấp ủy, chính quyền xã đã ban hành những cơ chế chính sách hỗ trợ hợp lý để người lao động yên tâm gắn bó với nghề. Trao đổi với chúng tôi, ông Tạ Quang Thảnh, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết: “Để duy trì và phát triển làng nghề hàng năm xã tổ chức các lớp dạy nghề cho người lao động đồng thời có chính sách hỗ trợ vay vốn đối với các chủ cơ sở sản xuất, tìm đầu ra sản phẩm cho các cơ sở nên nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn mở xưởng cũng như mua máy móc hiện đại để cải tiến và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm từng bước tạo thương hiệu cho làng nghề”. Đến nay, xã có khoảng 20 cơ sở chạm bạc với 19 máy đột dập làm tranh đồng nghệ thuật, mỗi năm giải quyết một số lượng lớn lao động trong xã và tạo nguồn thu cho các cơ sở chế tác.

Theo sự chỉ dẫn của đồng chí cán bộ văn hóa xã, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của anh Tạ Văn Úy, thôn Hữu Bộc. Đây được coi là một trong những cơ sở có uy tín về sản phẩm chạm bạc nhờ việc đầu tư máy móc hiện đại cũng như có đội ngũ thợ thủ công lành nghề. Theo anh Úy để sống được với nghề ngoài lòng yêu nghề và tâm huyết với nghề cần phải có vốn để mua sắm thiết bị bởi hiện nay trình độ sản xuất, phương tiện máy móc và cách làm nghề đã phát triển đổi khác nếu không thích ứng kịp sẽ khó duy trì sự phát triển bền vững. Anh cho biết: “Với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 2 tỷ đồng để mở xưởng, mua máy móc, nguyên liệu, dụng cụ, nếu không có chính sách vay vốn thì các chủ cơ sở rất khó để duy trì nghề truyền thống”. Hiện cơ sở của anh đang duy trì việc làm thường xuyên cho 20 lao động lành nghề trong xã và một số xã lân cận với thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 3 triệu đồng/người. Riêng cơ sở của anh trừ chi phí và trả lương cho công nhân, mỗi năm nghề chạm bạc mang lại cho gia đình anh trên 300 triệu đồng.

Tuy nghề chạm bạc đem lại thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân địa phương song hiện nay do cơ chế thị trường ngày càng đa dạng và phức tạp, nhiều sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm vẫn  bị làm giả ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề. Để nghề chạm bạc ngày một phát triển và đứng vững trên thị trường, trong nhiều năm qua cấp ủy, chính quyền xã cũng đã có những cách làm và hướng đi phù hợp để tạo dựng thương hiệu cho làng nghề. Năm 2008 được sự hướng dẫn của các ngành chức năng, xã đã đứng ra thành lập Chi hội mỹ nghệ kim hoàn đá quý chạm bạc Đồng Xâm, đây được xem như cầu nối để những người thợ của làng nghề có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các làng nghề chạm bạc trong và ngoài bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất tiến tới không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đảm bảo thị hiếu người tiêu dùng. Năm 2012 làng nghề được Bộ Khoa học & Công nghệ  hỗ trợ thực hiện dự án “Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề chạm bạc Đồng Xâm”. Đây có thể coi là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sản xuất và người tiêu dùng cũng như bảo vệ thương hiệu sản phẩm, rộng mở lối ra cho sản phẩm trong thời kỳ hội nhập phát triển.

Nhờ có sự phát triển tập trung cùng cơ chế chính sách hỗ trợ hợp lý, mỗi năm nghề chạm bạc đã mang lại nguồn thu lớn cho xã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo qua từng năm. Nếu như năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 8,4%, năm 2011 là 7,5% thì đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo trong xã chỉ còn 2,48%, thu nhập bình quân của người lao động từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng. Doanh thu từ nghề chạm bạc năm 2013 đạt 69,2 tỷ đồng chiếm trên 50% tổng doanh thu toàn xã. Nghề chạm bạc truyền thống cũng góp phần thay đổi diện mạo làng quê. Đường làng, ngõ xóm trong xã đều được bê tông hóa, trường học, trạm y tế, chợ được xây mới nhờ một phần kinh phí đóng góp của nhân dân, tình hình an ninh trật tự trong xã luôn ổn định, các hoạt động xã hội được quan tâm. Xã có 25 người thuộc chế độ chính sách là thanh niên xung phong, người nhiễm chất độc da cam, khuyết tật được tạo điều kiện gắn bó với nghề, có thu nhập ổn định.

Năm 2014 xã phấn đấu doanh thu từ nghề chạm bạc đạt 80 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống mức 2,43%. Ðể xã nghề Hồng Thái phát triển bền vững, thời gian tới xã cần tiếp tục triển khai hoạt động đào tạo nghề và hỗ trợ nguồn vốn cho các cơ sở để mở rộng sản xuất. Đồng thời, tăng cường quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Nguyễn Cường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Năm 2014

Bản đồ hành chính

Diện tích: 1.586,3 Km2

Dân số: 1.791.510 người

 
 
Thời tiết các vùng
Thống kê truy cập
Hôm nay : 856
Hôm qua : 26.633
Bài viết được quan tâm