• :
  • :
mic
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tiền Hải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững

Trong 3 năm (2012-2015), huyện Tiền Hải có 4.476 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,03% năm 2012 xuống còn 2,97% năm 2015. Có được kết quả đó, những năm qua huyện Tiền Hải đã tập trung nguồn lực và đề ra nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả trong việc hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo theo hướng bền vững.

Trao đổi với chúng tôi bà Nguyễn Thị Nga, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Tiền Hải cho biết: “Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 26 của huyện nhiệm kỳ 2010-2015 với mục tiêu “Cơ bản xóa và giảm hộ nghèo, ổn định và cải thiện vững chắc đời sống nhân dân”, những năm qua, Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện Tiền Hải đã tích cực thực hiện đồng bộ, lồng ghép nhiều giải pháp với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người nghèo, đồng thời thực hiện có hiệu quả các dự án, chính sách giảm nghèo để cải thiện đời sống của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội tốt hơn”. Trong các chính sách hỗ trợ người nghèo, huyện luôn quan tâm cho vay bằng nguồn vốn ưu đãi, các hộ nghèo đã từng bước tiếp cận và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Trong 3 năm qua, Ngân hàng chính sách xã hội đã cho trên 40.000 lượt hộ nghèo và cận nghèo được vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ trên 70 tỷ đồng/năm, trên 30.00 lượt sinh viên thuộc hộ nghèo và hộ gia đình khó khăn về kinh tế được vay tiền ưu đãi học sinh, sinh viên với tổng dư nợ gần 300 tỷ đồng/năm. Các nguồn vốn vay được hộ nghèo sử dụng đúng mục đích qua đó giảm bớt khó khăn cho các hộ trong tái đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả cao giúp 20% số hộ vay vốn thoát nghèo, nhiều hộ không tái nghèo vươn lên phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.

Doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Tây An tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Không chỉ quan tâm đến các hộ nghèo bằng nguồn vốn vay ưu đãi, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng thường xuyên được hỗ trợ vay vốn để mở rộng sản xuất qua đó tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Tây An là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm về hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay doanh nghiệp đang tạo việc làm cho gần 7.000 lao động vệ tinh chủ yếu là lao động nông thôn, người nghèo với mức thu nhập từ 2-3 triệu đồng/người/tháng. Bà Phạm Thị Ngắn, Chủ doanh nghiệp cho biết: “Để mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhiều năm qua doanh nghiệp luôn được tạo mọi điều kiện về hỗ trợ vay vốn ưu đãi. Năm 2013, doanh nghiệp được Liên minh Hợp tác xã bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất cho vay trên 300 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị máy móc, nguyên vật  liệu để phát triển nghề, nhờ đó nhiều người có cuộc sống khó khăn được học nghề vươn lên thoát nghèo”. Ngoài doanh nghiệp Tây An, hiện nay một số nghề của huyện đang phát triển mạnh ở các địa phương: nghề làm nón (Nam Hà), chiếu trúc (Vũ Lăng), nước mắm (Nam Hải)… tại các làng nghề người dân được hỗ trợ dạy truyền nghề và phát triển kinh tế, tự chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động, biết sản xuất kinh doanh để vươn lên thoát nghèo.

Một giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện trong những năm qua là công tác tạo việc làm mới và xuất khẩu lao động, đặc biệt thông qua xuất khẩu lao động người lao động được tiếp cận với thị trường nước ngoài, tích lũy được nguồn vốn để xây dựng nhà cửa, sản xuất kinh doanh, áp dụng vào việc đầu tư sản xuất nông nghiệp, thoát nghèo bền vững. Hàng năm, huyện có hàng trăm lao động tham gia xuất khẩu lao động tại thị trường các nước đem lại nguồn ngoại hối gửi về qua hệ thống ngân hàng góp phần thay đổi đời sống người dân. Bên cạnh đó, các hình thức bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo hộ cận nghèo cũng được đảm bảo như hỗ trợ về y tế, nhà ở, giáo dục đào tạo, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiền điện. Hiện tại 100% hộ nghèo của huyện được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Từ năm 2012 đến nay, cùng với ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa, huyện đã trợ giúp xây mới trên 300 nhà và sữa chữa 55 nhà ở cho hộ nghèo với tổng giá trị đạt trên 4 tỷ đồng, hỗ trợ tiền điện gần 4 tỷ đồng, miễn giảm cho trên 15.000 lượt hộ nghèo được giảm thuế nhà đất với số tiền trên 1 tỷ đồng…

Cùng với các hình thức giảm nghèo, công tác xã hội hóa giúp đỡ người nghèo cũng phát huy hiệu quả. 3 năm qua, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội đã phát động nhiều phong trào thi đua với công tác xóa đói giảm nghèo. Hội Phụ nữ phát động “Nhóm tín dụng tiết kiệm” thành lập được 995 nhóm với số vốn trên 3.000 đồng giúp cho trên 15.000 thành viên có thêm vốn để sản xuất kinh doanh, ngoài ra các nhóm phụ nữ còn giúp nhau về ngày công, cây giống, con giống, Hội Nông dân phát động phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo làm giàu chính đáng”, qua đó giúp đỡ được trên 15.000 ngày công lao động, trên 4.000 cây giống các loại….

Thời gian tới, Ban Chỉ đạo giảm nghèo của huyện sẽ tiếp tục tập trung cao cho công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng; gắn công tác hỗ trợ vốn tín dụng với việc đào tạo, tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo phát triển sản xuất, ổn định thu nhập và thực hiện xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển.


Tác giả: Nguyễn Cường
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Năm 2016

Năm 2015

Năm 2014

Bản đồ hành chính

Diện tích: 1.586,3 Km2

Dân số: 1.791.510 người

 
 
Thời tiết các vùng
Thống kê truy cập
Hôm nay : 26.251
Hôm qua : 19.402
Bài viết được quan tâm