A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng

Ngày 25/3/2020, Bộ Y tế vừa có Công văn số 1560/BYT-MT gửi Ủy ban nhân dân các bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng.

Theo đó, để đảm bảo vệ sinh môi trường và hạn chế lây lan dịch bệnh, Bộ Y tế xây dựng Hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng. Bộ Y tế đề nghị UBND các bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện việc khử trùng, xử lý môi trường theo Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.

Cụ thể, việc khử trùng và xử lý môi trường phải được thực hiện sớm sau khi phát hiện có ca bệnh nhân Covid-19 đầu tiên; phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử trùng; đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh lây nhiễm chéo cho những người tham gia khử trùng và xử lý môi trường.

Các khu vực cần tiến hành khử trùng và xử lý môi trường: Trong nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân Covid-19; khu vực liền kề xung quanh nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân.

Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, hóa chất như: Phương tiện làm sạch, khử trùng; túi, thùng dựng chất thải lây nhiễm có màu vàng; phương tiện bảo vệ cá nhân (Khẩu trang y tế, kính bảo hộ, quần áo phòng dịch, găng tay cao su…). Hóa chất, dung dịch khử trùng: Hóa chất khử trùng có chứa Clo; Cồn 70 độ; xà phòng rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn.

Khử trùng khu vực trong nhà, phòng ở, căn hộ của bệnh nhân nhiễm Covid-19 và trong nhà các phòng ở, căn hộ liền kề xung quanh

Làm sạch và khử trùng bằng cách áp dụng quy trình lau 2 xô, một xô nước sạch, một xô dung dịch khử trùng chứa 0,05 - 0,1% clo hoạt tính. Mỗi lần lau dùng một khăn sạch, không giặt lại khăn trong các xô, mỗi khăn lau không quá 20 m2.

Lau các bề mặt thường xuyên tiếp xúc (bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo, vòi nước, kệ, tủ bếp, tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào...): Dùng khăn lau thấm nước sạch lau sạch các bề mặt cần lau; dùng khăn lau thấm dung dịch khử trùng lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Lau nền nhà (phòng ngủ, phòng khách, phòng tắm, khu bếp, nhà vệ sinh, phòng bếp, cầu thang, ban công,...): Lau bằng nước sạch trước. Nếu nền nhà có rác thì vừa lau sàn vừa dồn rác lại; lau khử trùng sau, dùng cây lau nhà thấm dung dịch khử trùng để lau từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Sử dụng cồn 70 độ để lau bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điều khiển, tivi, điện thoại... Trước khi lau phải tắt nguồn điện. Khi xô nước hoặc xô dung dịch lau bẩn, phải thay nước hoặc dung dịch khử trùng mới.

Tất cả các loại rác thải phát sinh của nhà bệnh nhân nhiễm Covid-19 phải được coi là chất thải lây nhiễm. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn "Chất thải có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2".

Xử lý đồ dùng vật dụng cá nhân sử dụng lại (quần áo, chăn màn, bát đũa, cốc chén...) của bệnh nhân nhiễm Covid-19: Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của bệnh nhân Covid-19 đã sử dụng cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch. Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của bệnh nhân phải được ngâm ngập hoàn toàn trong dung dịch khử trùng chứa 0,05% clo hoạt tính trong thời gian từ 10 - 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch (trong trường hợp không có hóa chất khử trùng thì có thể đun sôi trong 10 - 15 phút).

Khử trùng khu vực bên ngoài nhà, phòng ở, căn hộ của bệnh nhân nhiễm Covid-19 và bên ngoài các phòng ở, căn hộ, nhà liền kề xung quanh 

Sử dụng dung dịch khử trùng có chứa 0,1 % clo hoạt tính. Tiến hành phun đều lên bề mặt được khử trùng với liều lượng 0,3-0,5 lít/m2 tại các vị trí sau:

Nếu nơi ở của người bệnh là nhà chung cư, tập thể, ký túc xá, khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, cơ sở cách ly tập trung...: Phun tường bên ngoài của phòng ở, căn hộ của bệnh nhân; các căn hộ, phòng liền kế với phòng ở, căn hộ của bệnh nhân; phun hành lang, lối đi chung cùng tầng hoặc cùng dãy với phòng ở, căn hộ của bệnh nhân; cầu thang bộ, thang máy, sảnh chờ của tòa nhà; các khu vực sử dụng chung khác của tòa nhà.

Nếu nơi ở của bệnh nhân là nhà riêng: Đối với nhà bệnh nhân cần phun tường bên ngoài, mặt ngoài cửa sổ, cửa ra vào của nhà bệnh nhân; phun toàn bộ sân, vườn, nhà bếp, không gian chung của nhà bệnh nhân (nếu có); Đối với nhà liền kề xung quanh với nhà bệnh nhân cần phun tường bên ngoài, mặt ngoài cửa sổ, cửa ra vào; phun sân, vườn, nhà bếp, khu vực chung (nếu có); phun vỉa hè, đường đi, lối đi chung của nhà bệnh nhân với các nhà liền kề xung quanh.

Các khu vực công cộng tiếp giáp với nhà bệnh nhân (nếu có) như sân chơi, khu tập thể dục thể thao ngoài trời... cũng cần phun khử trùng.

Sau khi phun các khu vực sử dụng chung, đơn vị chức năng yêu cầu cư dân, người lưu trú không đi lại trong vòng 30 phút để bảo đảm hiệu quả khử trùng.

Căn cứ vào tình hình thực tế tiếp xúc của bệnh nhân với môi trường tại nơi ở, nơi cư trú, các đơn vị chức năng điều chỉnh, bổ sung vị trí phun khử khuẩn cho phù hợp.

Các túi đựng chất thải lây nhiễm, phương tiện bảo vệ cá nhân đã sử dụng được thu gom vào thùng đựng chất thải lây nhiễm và đưa đi xử lý theo quy định.

Người tham gia thực hiện phải vệ sinh tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn ngay sau khi kết thúc công việc khử trùng, xử lý môi trường.

Thanh Phương


Tác giả: .
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 325
Năm 2020 : 11.753