Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp với đăng ký nhận cha, mẹ,
con có yếu tố nước ngoài
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Công dân đi thực hiện thủ tục hành chính cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy
định;
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Cán bộ nhận hồ
sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo
dõi, thu lệ phí, viết giấy hẹn thời gian trả kết quả;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho công dân hoàn
thiện bổ sung.
Bước 3: Công dân nhận kết quả
theo giấy hẹn.
2. Cách thức thực
hiện: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
(một hoặc hai bên) nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
3. Thành phần, số
lượng hồ sơ:
a. Thành phần:
a.1. Giấy tờ phải nộp:
- Tờ khai đăng ký khai sinh;
-
Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay cho Giấy chứng sinh
như:
+ Văn bản xác nhận của người làm chứng trong trường hợp
sinh ra ở ngoài cơ sở y tế;
+ Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi
khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực;
+ Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc
giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được
sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có);
- Văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc chọn quốc tịch
cho con đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người
kia là công dân nước ngoài; Trường hợp cha,
mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân;
- Một trong các giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con sau:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan
giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận
quan hệ cha con, quan hệ mẹ con;
+ Trường hợp không có văn bản trên
thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối
quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em
là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng;
- Bản sao hộ chiếu của người nước ngoài
để chứng minh về nhân thân.
a.2. Giấy tờ phải xuất trình:
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ
căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ
quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận
cha, mẹ, con;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh, nhận
cha, mẹ, con (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống
nhất trên toàn quốc).
- Trường hợp trẻ em sinh
ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc
trẻ em nhập cảnh (hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc
tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và giấy tờ chứng minh việc
trẻ em cư trú tại Việt Nam (văn bản xác nhận của cơ
quan công an có thẩm quyền).
b. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền
giải quyết:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi
cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp nhận
cha, mẹ, con đối với trẻ em sinh ra ở Việt Nam;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em
thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con đối với trẻ em sinh ra ở
nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Không.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy khai sinh;
- Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
8. Lệ phí:
- Đăng ký khai sinh: 58.000 đồng/trường hợp;
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con: 1.150.000 đồng/trường hợp.
Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình
có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
9. Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai:
- Tờ khai đăng ký khai sinh;
- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Bên nhận
và bên được nhận là cha, mẹ, con đều còn sống;
- Việc nhận
cha, mẹ, con không có tranh chấp;
- Khi đăng
ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt;
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công
chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được
hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt
và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp
luật.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hôn nhân và gia đình ngày 19/6/2014;
- Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư
pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số
123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
- Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của Uỷ ban
nhân dân bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình về việc ban hành mức thu phí và lệ phí.