Dự thi, kiểm tra lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng
ba, hạng tư, máy trưởng hạng ba, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ (đối với địa
phương chưa có cơ sở dạy nghề) và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản thuộc Sở
Giao thông vận tải
1. Trình tự
thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cá
nhân có nhu cầu dự học, thi lấy GCNKNCM, kiểm tra lấy CCCM nộp hồ sơ đến cơ sở
dạy nghề hoặc (Sở Giao thông vận tải) Trung tâm Hành chính công bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất đối với địa
phương chưa có cơ sở dạy nghề.
Bước 2: Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ
của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức
tiếp nhận vào sổ theo dõi, lập Giấy biên nhận hồ sơ.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức,
cá nhân hoàn thiện, bổ sung.
Bước 3. Giải quyết
Cơ sở
dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy
đủ thì viết giấy hẹn làm thủ tục dự học, thi, kiểm tra lấy GCNKNCM, CCCM; nếu hồ
sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn cá nhân hoàn thiện
lại hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính
hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn
02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao
thông vận tải phải có văn bản gửi cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận
tải gửi giấy hẹn làm thủ tục dự học, thi, kiểm tra lấy GCNKNCM, CCCM;
+ Sở Giao thông vận tải tổ chức thi, kiểm tra,
ra quyết định công nhận kết quả, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, CCCM
nghiệp vụ và chứng chỉ an toàn cơ bản cho thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi, kiểm
tra.
+ Cá nhân khi dự thi, dự kiểm tra phải xuất
trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Nhận kết quả: Sau 05 ngày làm việc, thí sinh
thi đạt kết quả đến nhận hoặc người có giấy ủy quyền nhận GCNKNCM, CCCM phải xuất
trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Bước 4. Tổ chức, cá nhân nhận
kết quả theo Giấy hẹn.
2. Cách thức thực hiện:
a) Nộp hồ sơ trực
tiếp tại Trung tâm Hành chính công bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình;
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
-
Đơn đề nghị theo mẫu;
- 02 (hai) ảnh màu cỡ 2x3 cm, ảnh chụp không
quá 06 tháng;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm
quyền cấp;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trong
trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bản sao chứng thực của các loại bằng, GCNKNCM,
chứng chỉ liên quan hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với bằng thuyền
trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn
thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp) để
chứng minh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra tương ứng với loại GCNKNCM, CCCM.
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí:
- Phí sát hạch cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên
môn thuyền trưởng Hạng ba: Lý thuyết tổng hợp: 50.000đ/lần; Lý thuyết chuyên
môn: 50.000đ/lần; Thực hành: 90.000đ/lần.
-
Phí sát hạch cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng Hạng tư: Lý
thuyết tổng hợp: 70.000đ/lần; Thực hành: 80.000đ/lần.
-
Phí sát hạch cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba: Lý
thuyết tổng hợp: 40.000đ/lần; Lý thuyết chuyên môn: 40.000đ/lần; Thực hành:
60.000đ/lần.
-
Lệ phí: 50.000đ/giấy.
9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị học, thi kiểm
tra cấp, cấp lại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hành
nghề trên phương tiện thủy nội địa
10. Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính:
a) Điều kiện chung:
-
Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc làm việc hợp pháp
tại Việt Nam.
-
Hoàn thành chương trình đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại,
hạng GCNKNCM, CCCM.
-
Đủ tuổi, đủ thời gian nghiệp vụ, thời gian tập sự tính đến thời điểm ra quyết định
thành lập hội đồng thi, kiểm tra tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM.
-
Có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
b)
Điều kiện cụ thể;
-
Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ thuỷ thủ hạng nhất, hạng nhì; chứng chỉ thợ
máy hạng nhất, hạng nhì: đủ 16 tuổi trở lên.
- Điều kiện
dự kiểm tra lấy chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất, hạng nhì: đủ 18 tuổi trở
lên.
-
Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư:
+ Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương
tiện hạng nhất hoặc hạng nhì;
+
Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực
tế làm công việc của thuỷ thủ hoặc lái phương tiện hạng nhất hoặc hạng nhì đủ
30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy
GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư.
-
Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba:
+
Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hoặc GCNKNCM
thuyền trưởng hạng tư;
+
Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực
tế làm công việc của thủy thủ hoặc lái phương tiện hạng nhất đủ 30 tháng trở
lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM thuyền
trưởng hạng ba.
-
Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng ba:
+
Có chứng chỉ thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì;
+
Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực
tế làm công việc của thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì đủ 30 tháng trở lên được
quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng
ba.
-
Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba,
không phải dự học chương trình tương ứng:
+
Có chứng chỉ sơ cấp nghề được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thuỷ, nghề thuỷ thủ
hoặc nghề máy tàu thuỷ, nghề thợ máy;
+
Hoàn thành thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
- Thông tư số
02/2017/TT-BGTVT ngày 20/1/2017 của Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi bổ
sung một số điều Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT;
- Thông tư số
56/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm
tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ
chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy đường thủy nội địa và đảm
nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy đường thủy nội địa;
- Thông tư số
198/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa và đường
sắt.