Đánh giá duy trì đáp ứng
Thực hành tốt đối
với cơ sở bán lẻ có kinh doanh thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa
dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất; thuốc độc, nguyên
liệu độc làm thuốc; thuốc, dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh
mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
1. Trình tự thực hiện
Bước
1: Tháng 11 hằng năm, Sở Y tế công bố trên Trang Thông tin điện tử của Sở Y
tế kế hoạch đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ thuốc
trong năm kế tiếp. Căn cứ vào kế hoạch đánh giá định kỳ do Sở Y tế công bố, cơ
sở bán lẻ nộp hồ sơ đề nghịđánh giá định kỳ về Sở Y tế trong thời gian tối thiểu
30 ngày, trước thời điểm đánh giá theo kế hoạch đã được Sở Y tế công bố.
- Trường
hợp cơ sở bán lẻ thuốc không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ theo thời hạn
quy định, Sở Y tế có văn bản yêu cầu cơ sở bán lẻ thuốc báo cáo giải trình về
việc chưa nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Sở Y tế
có văn bản yêu cầu cơ sở bán lẻ thuốc báo cáo giải trình lý do chưa nộp hồ sơ đề
nghị đánh giá định kỳ, nếu cơ sở bán lẻ thuốc không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá
định kỳ theo quy định thì Sở Y tế thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở
bán lẻ thuốc theo
quy định
Bước 2: Cơ sở đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở
bán lẻ thuốc gửi hồ sơ về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Y tế tại Trung
tâm Hành chính công bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất.
- Thời gian: Các
ngày trong tuần (Trừ ngày nghỉ theo quy định)
- Địa chỉ: Tầng 1, Nhà Triển lãm Thông tin bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, Khu vực Quảng
trường 14/10, đường Lý Thường Kiệt, thành phố Thái Bình, bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình.
Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ, Sở Y tế
trả cho cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định số 54/2017/NĐ-CP;
- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược:
+ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được
bổ sung phạm vi kinh doanh thuốc kiểm soát đặc biệt trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
và đáp ứng thực hành tốt đối với phạm vi hoạt động đề nghị;
+ Tổ chức đánh giá thực tế trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với cơ sở đề nghị cấp lần đầu giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
hoặc cơ sở đã có giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nhưng chưa đáp ứng thực hành tốt đối
với phạm vi hoạt động đề nghị.
- Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các
tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Bước
4: Sau khi cơ sở nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế
trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54/2018/NĐ-CP .
- Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho cơ sở theo điểm b bước 2;
- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ
sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo điểm a bước 2.
Bước 5: Trong
thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế thành lập Đoàn
đánh giá, thông báo cho cơ sở bán lẻ thuốc về Đoàn đánh giá và dự kiến thời
gian đánh giá thực tế tại cơ sở. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ hợp lệ, Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc và lập
biên bản đánh giá.
Bước 6: Sau khi
đánh giá thực tế cơ sở, Sở Y tế có trách nhiệm:
* Trường hợp biên bản đánh giá
GPP kết luận cơ sở bán lẻ thuốc đáp ứng GPP:
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ
sở và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận GPP hoặc ra kết luận
biên bản đánh giá GPP.
* Trường
hợp biên bản đánh giá GPP kết luận
cơ sở bán lẻ thuốc phải báo cáo khắc phục:
- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày kết thúc
việc đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế có văn bản yêu cầu cơ sở bán lẻ thuốc tiến
hành khắc phục, sữa chữa tồn tại, gửi báo cáo khắc phục về Sở Y tế;
- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ
ngày Sở Y tế có văn bản yêu cầu, cơ sở bán lẻ thuốc phải hoàn thành việc khắc phục, sửa
chữa và có văn bản báo cáo khắc phục kèm bằng chứng (hồ sơ, tài liệu, hình ảnh, video,
giấy chứng nhận) chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa tồn tại được ghi trong biên bản đánh
giá;
- Trong thời hạn 20 ngày,
kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục, sữa
chữa tồn tại kèm theo bằng chứng (hồ sơ tài liệu, hình ảnh,
video, giấy chứng nhận) chứng minh, Sở Y tế
đánh giá kết quả khắc phục của cơ sở bán lẻ
thuốc và kết luận tình trạng đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ
thuốc như sau:
+ Trường hợp việc khắc phục của cơ sở bán lẻ
thuốc đã đáp ứng yêu cầu: Sở Y tế
thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận GPP;
+ Trường hợp việc khắc phục của cơ sở bán lẻ
thuốc chưa đáp ứng yêu cầu: Sở Y tế
có văn bản yêu cầu nội dung cần tiếp tục khắc phục, sửa chữa và nộp báo cáo bổ
sung. Thời hạn gia hạn để tiếp tục khắc phục, sửa chữa và báo cáo là 45 ngày, kể
từ ngày có văn bản yêu cầu.
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế mà cơ sở
bán lẻ không có
báo cáo khắc phục hoặc kết quả khắc
phục vẫn tiếp tục không đạt yêu cầu, Sở Y tế ban hành văn bản thông báo
về việc không đáp ứng GPP và tùy theo tính chất, mức độ không đáp ứng GPP, Sở Y tế thực hiện một hoặc các biện pháp theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 10 Thông tư 02/2018/TT-BYT.
- Trường hợp
biên bản đánh giá GPP kết luận cơ sở bán lẻ thuốc chưa đáp ứng GPP: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày
kết thúc đánh giá tại cơ sở bán lẻ thuốc và ký biên bản đánh giá, trên cơ sở
đánh giá nguy cơ tồn tại được phát hiện đối với chất lượng thuốc, an toàn của
người sử dụng, Sở Y tế
ban hành văn bản thông báo về việc không đáp ứng GPP và tùy theo tính chất, mức
độ không đáp ứng GPP, Sở Y tế thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính;
+ Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận GPP (nếu
có).
* Trường hợp cơ sở không đáp ứng một hoặc một số phạm vi
kinh doanh trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp, Sở Y tế tiến hành thu hồi
Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp để loại bỏ phạm vi kinh doanh không đáp ứng và thu hồi
Giấy chứng nhận GPP (nếu có) và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược phù hợp với
phạm vi kinh doanh mà cơ sở đáp ứng.
Bước 7: Cơ sở đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở
bán lẻ thuốc nhận kết quả theo giấy hẹn hoặc qua đường bưu điện.
Bước 8: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày cơ sở bán lẻ thuốc được đánh giá duy trì đáp ứng GPP hoặc từ ngày ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp do cơ sở bán lẻ thuốc không duy trì đáp ứng
GPP, Sở Y tế cập nhật
tình trạng đáp ứng GPP trên Trang thông tin
điện tử của Sở Y tế theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều 8
Thông tư 02/2018/TT-BYT đối với trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc đáp ứng GPP hoặc thông tin về việc thu hồi Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Giấy chứng nhận GPP (nếu có).
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ
sơ qua đường bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ bao gồm
- Đơn đề nghị
đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GPP theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục
III kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BYT;
- Tài liệu kỹ thuật
cập nhật về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự của cơ sở bán lẻ
thuốc (nếu có thay đổi);
- Báo cáo tóm tắt
về hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong thời gian 03 năm gần nhất tính từ thời
điểm đánh giá liền trước (không bao gồm các đợt đánh giá đột xuất, thanh tra,
kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế) đến ngày đánh giá định kỳ.
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
- 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp
không phải đi đánh giá cơ sở;
-
25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường
hợp phải đi đánh giá cơ sở.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc GPP.
- Công bố tình trạng đáp ứng Thực hành tốt bán lẻ thuốc GPP trên Cổng thông
tin điện tử của Sở Y tế.
8. Phí: Chưa quy định
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục này):
Mẫu số 01: Đơn đề
nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GPP (Phụ lục III Thông tư
02/2018/TT-BYT)
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu
có)
* Điều kiện cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Việc đánh giá đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự quy
định tại Khoản 1 Điều 33 Luật dược được thực hiện 03 năm một lần hoặc đột xuất theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016.
- Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.
- Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của
Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
- Quyết định số 5229/QĐ-BYT ngày 29/8/2018 của Bộ Y tế
về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/bị bãi bỏ lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Y tế.