Thủ tục 9: Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao
thông đường thủy nội địa khi xây dựng công trình liên quan đến đường thuỷ nội địa
địa phương, đường thuỷ chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương.
1. Trình tự
thực hiện:
Bước 1: Tổ chức,
cá nhân gửi hồ sơ xin chấp thuận tới Sở
Giao thông vận tải vào giờ hành chính, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần;
Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra danh
mục hồ sơ nếu:
+ Hồ sơ chưa
đủ: Trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung đủ các thủ tục theo quy định;
+ Hồ sơ đầy đủ theo quy định: Làm giấy biên nhận hồ sơ
và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển tới phòng
chuyên môn tham mưu cho Lãnh đạo Sở để tiến hành ra văn bản chấp thuận.
Bước 3: Sau khi Lãnh đạo Sở ký văn bản trả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá
nhân.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành
phần hồ sơ chấp thuận phương án và điều chỉnh
phương án bao gồm:
- Văn bản đề nghị xem xét chấp thuận phương án bảo đảm
an toàn giao thông đường thủy nội địa;
- Phương án
thi công công trình;
-
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công
trình, bao gồm:
+ Thuyết minh chung về phương án;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí
báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố
trí phương tiện điều tiết khống chế;
+ Phương án bố trí nhân lực;
+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;
+ Thời gian thực hiện phương án.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Giao thông vận tải.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản
chấp thuận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai: Văn bản đề nghị chấp thuận.
10. Yêu cầu, điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giao thông đường thủy nội địa
ngày 23/11/2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đường thủy nội địa
ngày 17/6/2014;
- Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày
01/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đường
thủy nội địa;
- Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31/12/2010 của Bộ Giao
thông vận tải quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống
va trôi trên đường thuỷ nội địa;
- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014 của Bộ Giao
thông vận tải quy định về quản lý đường thuỷ nội địa.