Thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo.

IV. LĨNH VỰC QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ.

Thủ tục 1: Thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo.

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ xin thẩm định tới Sở Giao thông vận tải vào giờ hành chính, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần;

Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra danh mục hồ sơ nếu:

+ Hồ sơ chưa đủ: Trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung đủ các thủ tục theo quy định;

+ Hồ sơ đầy đủ theo quy định: Làm giấy biên nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển tới phòng chuyên môn tham mưu cho Lãnh đạo Sở để tiến hành ra quyết định cấp giấy chứng nhận.

Bước 3: Sau khi Lãnh đạo Sở ký Quyết định Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.

3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đăng ký phương tiện, phiếu sang tên, di chuyển (đối với phương tiện sang tên di chuyển).

- Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn tành thủ tục nhập khẩu.

  - Bản photocopy hóa đơn nhập khẩu và hóa đơn bán hàng từ khi nhập khẩu đến đơn vị (cá nhân) sử dụng cuối cùng cần cải tạo phương tiện (có bản gốc để đối chiếu đối với phương tiện chưa đăng ký).

- Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính, theo mẫu).

- 04 bộ hồ sơ:

+ Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới (bản chính) được trình bày trên giấy (khổ A3) theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, có đóng dấu ở khung tên; bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới sau cải tạo có ký tên, đóng dấu của cơ sở thiết kế, bao gồm:

* Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới sau khi cải tạo.

*  Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới trước khi cải tạo để đối chiếu.

* Bản vẽ chi tiết, hệ thống, tổng thành được cải tạo bao gồm cả hướng dẫn công nghệ và vật liệu được phép khi cải tạo, thay thế. Đối với dây dẫn điện phải được thể hiện vị trí lắp đặt và dây dẫn được được đặt trong ống bảo vệ chống cháy và cách định vị công bảo vệ.

* Bản vẽ lắp đặt chi tiết tổng thành hệ thống sau cải tạo hoặc thay thế.

* Các bản vẽ khác để làm rõ cải tạo (nếu cần).

+ Tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thông cải tạo, thay thế.

b) Số lượng hồ sơ: 4 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo qui định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo phương tiện cơ giới.

8. Lệ phí: 200.000đồng/ thiết kế.

 9  . Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu, điều  kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

        11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

- Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/21/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nộp lệ phí lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 114/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện, xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng;

 

 

- Tải mẫu đơn:
  Không có mẫu