A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 4)

(Chuyên đề đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 10/2017)

Ảnh tư liệu

6. Những bệnh khác

a) Bệnh "hữu danh, vô thực" - Làm việc không thiết thực, không tự chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên; làm cho có chuyện, làm lấy rồi; làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch.

Thí dụ việc tổ chức - Trong báo cáo thì làng nào, huyện nào, bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất nào cũng có; hạng người nào cũng có; có hàng vạn hàng ức người. Nhưng khi soạn lại cặn kẽ, hỏi lại rõ ràng, nhưng nơi đó có bao nhiêu người, những tổ chức đó đã làm việc gì, cán bộ đã đến đó mấy lần, đã làm gì cho những tổ chức đó, thì chưa có gì thiết thực hết.

Thế là không làm tròn nhiệm vụ của mình, thế là dối trá với Đảng, có tội với Đảng. Làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà, cũng là một bệnh rất nguy hiểm.

b) Kéo bè kéo cánh lại là một bệnh rất nguy hiểm nữa.

Từ bè phái mà đi đến chia rẽ, ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống.

Bệnh này rất tai hại cho Đảng, nó làm hại đến sự thống nhất, nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình, nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí, nó gây ra những mối nghi ngờ.

c) Bệnh cận thị - Không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ, thí dụ: việc tăng gia sản xuất, việc tiếp tế bộ đội thì không lo đến, mà chỉ lo thế nào để lợi dụng cơm cháy và nước gạo trong các bộ đội, những người như vậy, chỉ trông thấy sự lợi hại nhỏ nhen mà không thấy sự lợi hại to lớn.

d) Bệnh "cá nhân"

1. Việc gì không phê bình trước mặt để nói sau lưng. Khi khai hội thì không nói, lúc khai hội rồi mới nói, không bao giờ đề nghị gì với Đảng, không theo nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, muốn sao làm vậy.

2. Muốn làm xong việc, ai có ưu điểm cũng không chịu học theo, ai có khuyết điểm cũng không dám phê bình.

3. Không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỷ luật, cứ làm theo ý mình.

4. Khi phê bình ai, không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc, mà chỉ công kích cá nhân, cãi bướng, trả thù, tiểu khí.

5. Nghe những lời bình luận không đúng, cũng làm thinh, không biện bác, thậm chí nghe những lời phản cách mạng cũng không báo cáo cho cấp trên biết, ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ.

6. Gặp dân chúng thì không điều tra, không hỏi han, không tuyên truyền, không giải thích, xem như dân chúng không có quan hệ gì với mình.

7. Thấy những việc có hại đến dân chúng cũng mặc kệ, không khuyên răn, không ngăn cản, không giải thích.

8. Làm việc không có kế hoạch, gặp sao làm vậy, làm lấy lệ, làm không có ngăn nắp, làm không đến nơi đến chốn.

9. Tự cho mình là "cách mạng già", "cách mạng cũ"; việc to làm không nổi, việc nhỏ không chịu làm.Làm việc thì lờ mờ, học hành thì biếng nhác.

10. Biết mình có khuyết điểm, nhưng không chịu cố gắng sửa đổi.

Những tật bệnh đó khiến cho Đảng xệch xoạc, ý kiến lung tung, kỷ luật lỏng lẻo, công việc bê trễ; chính sách không thi hành được triệt để, Đảng xa rời dân chúng. Mắc phải bệnh đó thì dễ đi đến chỗ để lợi ích cá nhân lên trên, để lợi ích Đảng và dân tộc xuống dưới. Một người cách mạng bao giờ cũng phải trung thành, hăng hái, xem lợi ích của Đảng và dân tộc quý hơn tính mệnh của mình; bao giờ cũng quang minh chính trực, ham cách sinh hoạt tập thể, luôn luôn săn sóc dân chúng, giữ gìn kỷ luật, kiên quyết chống lại "bệnh cá nhân".

đ) Bệnh lười biếng - Khi tiếp được mệnh lệnh hoặc nghị quyết, không chịu nghiên cứu rõ ràng. Không lập tức đưa ngay mệnh lệnh và nghị quyết đó cho cấp dưới, cho đảng viên, cho binh sĩ, cứ xếp lại đó. Khi thi hành, kềnh kềnh càng càng, không hoạt bát nhanh chóng hoặc thi hành một cách miễn cưỡng, không sốt sắng, không đến nơi đến chốn.

Kết quả nhỏ là: nghị quyết đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần; kết quả nặng là: phá hoại tổ chức của Đảng, giảm bớt kỷ luật của Đảng, bỏ mất thời cơ tốt, lúc nên làm thì không làm, khi làm thì trễ rồi.

Đó là vì tính lười biếng, chậm chạp, vì không hiểu rằng: Đảng cũng như thân thể một con người; mệnh lệnh và nghị quyết cũng như mạch máu, mạch máu chạy đều khắp thân thể thì người mạnh khoẻ, mạch máu dừng lại đâu, không chạy thì chỗ đó sẽ tê liệt, sinh bệnh. Mệnh lệnh và nghị quyết đi mau, đi suốt từ trên đến dưới, công tác mau chóng, việc gì cũng xong xuôi, nó ngừng lại cấp nào, từ cấp đó trở xuống là tê liệt, không biết đường nào mà công tác.

Cách chữa: Các cơ quan chỉ đạo phải có cách lãnh đạo cho đúng, mỗi việc gì đều phải chỉ bảo cách làm; cấp trên phải hiểu rõ tình hình cấp dưới và tình hình quần chúng, để chỉ đạo cho đúng; khi nghị quyết việc gì, phải cẩn thận, rõ ràng, khi đã nghị quyết thì phải kiên quyết thi hành.

Mỗi nghị quyết phải mau chóng truyền đến các cấp dưới, đến đảng viên, đến dân chúng. Cách tiện nhất là khai hội với các đảng viên, khai hội với dân chúng (hoặc binh sĩ), phái người đến báo cáo, giải thích.

Các cấp dưới, đảng viên và dân chúng (hoặc binh sĩ) phải thảo luận những mệnh lệnh và nghị quyết đó cho rõ ràng, hiểu thấu ý nghĩa của nó và định cách thi hành cho đúng; cấp dưới cần phải báo cáo, cấp trên cần phải kiểm soát.

e) Bệnh tị nạnh - Cái gì cũng muốn "bình đẳng".

Thí dụ: Cấp trên vì công việc phải cưỡi ngựa, đi xe. Cấp dưới cũng muốn cưỡi ngựa, đi xe; người phụ trách nhiều việc, cần có nhà rộng, người không phụ trách nhiều việc, cũng đòi nhà rộng; phụ cấp cho thương binh cũng muốn nhất luật, không kể thương nặng hay nhẹ; làm việc gì, thì muốn già, trẻ, mạnh, yếu đều làm bằng nhau; có việc, một người làm cũng được, nhưng cũng chờ có đủ mọi người mới chịu làm.

Bệnh này sinh ra vì hiểu lầm hai chữ bình đẳng, không hiểu rằng: người khoẻ gánh nặng, người yếu gánh nhẹ; người làm việc nặng phải ăn nhiều, người làm việc dễ thì ăn ít. Thế là bình đẳng.

Cách chữa - Giải thích cho họ hiểu: đồng cam cộng khổ là một điều rất hay, rất tốt, nhất là trong lúc cái gì cũng còn túng thiếu, và mỗi đảng viên, mỗi cán bộ cần phải làm kiểu mẫu trong sự cần lao, tiết kiệm. Nhưng cũng phải tuỳ theo hoàn cảnh, cái gì thái quá cũng không tốt, bình đẳng thái quá cũng không tốt. Thí dụ: nếu một chiến sĩ bị thương được đi xe, ăn ngon, các chiến sĩ khác đều đòi đi xe, đòi ăn ngon, hoặc vì bình đẳng mà bắt buộc một trẻ em cũng ăn nhiều, cũng gánh nặng, như một người lớn, nếu như thế là bình đẳng, thì bình đẳng đó rất vô lý, rất xấu, chúng ta phải kiên quyết chống lại thứ bình đẳng đó.

Sợ mất oai tín và thể diện mình, không dám tự phê bình, lại nói: Nếu phê bình khuyết điểm của mình, của đồng chí mình, của Đảng và Chính phủ, thì địch sẽ lợi dụng mà công kích ta. Nói vậy là lầm to, khuyết điểm cũng như chứng bệnh, phê bình cũng như uống thuốc, sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc, để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết "cũng la lết quả dưa".

Nói về từng người, nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc, thế thì khác nào thấy đồng chí mình ốm, mà không chữa cho họ. Nể nang mình, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại, thế thì khác nào mình tự bỏ thuốc độc cho mình!

Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.

Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm của mình để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng. Sợ phê bình, tức là "quan liêu hoá", tức là tự mãn tự túc, tức là "mèo khen mèo dài đuôi". Phê bình không phải để công kích, để nói xấu, để chửi rủa.

g) Bệnh xu nịnh, a dua - Lại có những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi. Theo gió bẻ buồm, không có khí khái.

Còn bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, bệnh nóng tính, bệnh lụp chụp, v.v., đã nói qua, đây không nhắc nữa.

7. Những khuyết điểm sai lầm vì sao mà có và tự đâu mà đến?

Khuyết điểm đâu mà nhiều thế?

Đảng ta là một đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng. Nhưng không vì thế mà kinh sợ. Ta đã thấy rõ những bệnh ấy thì ta tìm được cách chữa.

Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ, cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật thà cố gắng tự sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay nhấtlà thiết thực phê bình và tự phê bình.

Đá đi lâu cũng mòn, sắt mài lâu cũng sắc. Ta cố gắng sửa chữa thì khuyết điểm ngày càng bớt, ưu điểm ngày càng thêm. Đảng viên và cán bộ ngày càng trở nên người chân chính cách mạng, Đảng ngày càng phát triển. Mong ai nấy đều phải thiết thực sửa đổi.

Đảng ta là một tổ chức rất tiến bộ, đã có những thành tích rất vẻ vang. Trong Đảng ta, gồm có những người có tài, có đức. Phần đông những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất, kiên quyết, dũng cảm nhất đều ở trong Đảng ta. Chúng ta chắc chắn đi đến thắng lợi và thành công.

Tuy vậy, không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay. Trong Đảng ta chưa hoàn toàn tránh khỏi một vài kẻ vu vơ, những việc không chính đáng, như vừa kể trên. Cũng như một nhà có rể khờ, dâu dại, không thể cấm họ gặp gỡ bà con. Đảng ta dù muốn giấu những người và những việc không tốt kia, cũng không thể giấu. Quần chúng luôn luôn liên lạc với Đảng ta. Những người hăng hái đồng tình với Đảng ta, hoặc tham gia Đảng ta. Họ chẳng những trông thấy những người tốt, việc tốt, mà họ cũng trông thấy những người xấu, việc xấu trong Đảng. Họ sẽ ngơ ngác mà hỏi " Đảng này là Đảng tốt, đảng viên đều là người tốt, vì sao lại có những người vu vơ, những việc mờ tối như thế nhỉ?".

Câu hỏi đó làm cho chúng ta càng thêm chú ý, làm cho đảng viên và cán bộ phải cẩn thận giữ mình, và cẩn thận săn sóc, dắt dìu những người cảm tình, những đảng viên mới, chớ để họ bị ảnh hưởng xấu. Đồng thời, chúng ta phải trả lời cho câu hỏi đó cho đúng. Nếu không thì người ta sẽ thất vọng và bi quan.

Trả lời thế nào?

Rất là giản đơn, dễ hiểu: Đảng ta không phải trên trời sa xuống, nó ở trong xã hội mà ra. Vì vậy, tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những phần tử tốt, nhưng vẫn có một số chưa bỏ hết những thói xấu tự tư tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa, v.v.. Những thói xấu đó có đã lâu, nhất là trong 80 năm nô lệ, những thói xấu đó, họ mang từ xã hội vào Đảng.

Cũng như những người hàng ngày lội bùn, mà trên mình họ có hơi bùn, có vết bùn. Như thế thì có gì là kỳ quái? Vì lội bùn thì nhất định có hơi bùn, cần phải tắm rửa lâu mới sạch. Trái lại, nếu lội bùn mà không có hơi bùn, mới thật là kỳ quái. Nếu trong Đảng ta, một đảng mới từ trong xã hội cũ bước ra, nếu nó hoàn toàn không có những người xấu, việc xấu như thế mới là kỳ quái chứ! Cố nhiên nói thế không phải là để tự bào chữa.

Đảng một mặt phải làm công việc giải phóng dân tộc, một mặt phải giáo dục đảng viên và cán bộ, kiên quyết cảm hoá những phần tử xấu, sửa chữa những thói xấu còn lại. Phải cố sửa chữa cho tiệt nọc các chứng bệnh, khiến cho Đảng càng mạnh khoẻ, bình an.

8. Cách đối với các khuyết điểm

Vì Đảng rất to, người rất đông; mỗi hạng người lại có thói quen, tính nết, trình độ, tư tưởng, nhận xét khác nhau, nhất là khi phong trào cách mạng càng sôi nổi, hoàn cảnh càng khó khăn, thì sự khác nhau đó càng rõ rệt, càng trở nên gay go.

Nên giải quyết những mối mâu thuẫn đó thế nào?

Có người thì cho rằng: trong Đảng việc gì cũng tốt, không có khuyết điểm gì đáng lo; có người lại cho rằng: trong Đảng cái gì cũng kém, đầy những khuyết điểm, vì vậy mà họ bi quan, thất vọng. Hai cách nhận xét đó đều không đúng.

Sự thật là: Đảng ta rất tiền tiến, rất vẻ vang nhưng nội bộ vẫn còn những sự sai lầm và khuyết điểm. Đồng thời, chúng ta thấy cái nguồn gốc của những sai lầm khuyết điểm đó, và chắc tìm được cách sửa chữa. Chúng ta quyết tâm công tác thêm, để làm cho Đảng tiến bộ thêm mãi.

Thái độ mỗi người đối với những khuyết điểm của Đảng ta cũng khác nhau. Bọn phản động thì lợi dụng những khuyết điểm đó và tô vẽ thêm để phá hoại Đảng ta. Lợi dụng những sai lầm và khuyết điểm đó, để đạt mục đích tự tư tự lợi của họ, đó là thái độ của đảng viên và cán bộ đầu cơ. Bọn thứ ba thì sao cũng mặc kệ, sao xong chuyện thì thôi, không phê bình, không tự phê bình, đó là thái độ của những đảng viên và cán bộ ươn hèn yếu ớt. Bọn thứ tư thì đối với những người có khuyết điểm và sai lầm đó, như đối với hổ mang, thuồng luồng, họ đòi phải đuổi bọn kia ra khỏi Đảng ngay, nếu Đảng không làm như thế thì họ cho rằng: Thôi, hỏng hết rồi! Do đó, họ đâm ra chán nản, thất vọng hoặc họ không làm gì nữa hết, thậm chí họ bỏ Đảng. Đó là thái độ những người máy móc quá. Đó cũng là bệnh "chủ quan".

Thái độ thứ năm, là thái độ đúng. Tức là: a- phân tách rõ ràng, cái gì đúng, cái gì là sai; b- không chịu nổi ảnh hưởng của những chủ trương sai lầm, những phần tử không tốt. Ra sức học tập và nâng cao những kiểu mẫu tốt; c- không để mặc kệ, mà ra sức tranh đấu sửa chữa những khuyết điểm, không để nó phát triển ra, không để nó có hại cho Đảng; d- không làm cách máy móc nhưng khéo dùng cách phê bình và tự phê bình để giúp đồng chí khác sửa đổi những sai lầm và khuyết điểm, giúp họ tiến bộ; đ- đoàn kết Đảng bằng sự tranh đấu nội bộ. Nâng cao kỷ luật và uy tín của Đảng.

Bọn phản động và bọn đầu cơ là địch nhân lọt vào trong Đảng để phá hoại. Vì vậy chúng ta phải ra sức đề phòng. Mỗi khi trong Đảng có khuyết điểm thì chúng ta phải tìm cách chớ để cho ai lợi dụng. Đó là phận sự của mỗi một đảng viên chân chính.

Thái độ thứ ba, ai mặc kệ ai, cố nhiên cũng không đúng. Tuy vậy, trong Đảng, còn có nhiều người giữ thái độ đó, nhất là khi cấp dưới đối với cấp trên. Thái độ đó thường sinh ra thói "không nói trước mặt, hục hặc sau lưng". Nó gây nên sự uất ức và không đoàn kết trong Đảng. Nó để cho bọn vu vơ có thể chui vào hoạt động trong Đảng. Nó để cho khuyết điểm ngày càng chồng chất lại và phát triển ra.

Nếu theo thái độ thứ tư thì Đảng chỉ còn một nhóm cỏn con, vì số đông sẽ bị khai trừ hết. Mà chính những người có thái độ đó cũng bị khai trừ, vì họ đã phạm cái khuyết điểm hẹp hòi.

Kết luận- Trong công tác, trong tranh đấu, trong huấn luyện, các đảng viên, các cán bộ, cần phải luôn luôn tự hỏi mình, tự kiểm điểm mình và đồng chí mình. Luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình, thì khuyết điểm nhất định hết dần, ưu điểm nhất định thêm lên và Đảng ta nhất định thắng lợi.

(còn nữa)


Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Nguồn: www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết