Xã Bình Thanh nằm ở phía nam huyện Kiến Xương, cách thị trấn Thanh Nê Khoảng 10km, là một xã duyên giang nằm trên triền sông Hồng Hà phía nam huyện Kiến Xương, Phía nam giáp xã Hồng Tiến, Phía tây giáp sông Hồng, bên kia là thị trấn Ngô Đồng và xã Xuân Trường, bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Nam Định, xã Minh Tân, Huyện Kiến Xương, Phía bắc giáp xã Minh Hưng, Quang Hưng, Phía đông giáp xã Nam Bình, Bình Định.      

Xã Bình Thanh có diện tích tự nhiên 659 ha trong đó đất nông nghiệp: 382 ha, Thủy sản 71 ha, Dân số 6250 khẩu 1866 hộ được phân bố thành 4 thôn theo lộ giới 4 làng: 4 di tích lịch sử văn hóa¸ đảng bộ có 7 chi bộ 4 chi bộ thôn, 3 chi bộ giáo dục, Tôn giáo trong toàn xã không có, không có dân theo thiên chúa giáo.

Đảng bộ Bình Thanh có 232 đảng viên sinh hoạt tại 6 chi bộ, trong đó 6 chi bộ thôn, 3 chi bộ trường học.

 

Lãnh đạo xã Bình Thanh

 

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

Lê Tuấn Trung

Bí thư Đảng uỷ, kiêm chủ tịch HĐND

0982126905

Đỗ Văn Trường

Phó bí thư Đảng uỷ

0919852763

Hoàng Văn Linh

Phó chủ tịch HĐND xã

0975983683

Lê Thanh Quang

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã

0919846421

Trần Văn Nhu

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã

0368823200

 

 

Tóm tắt lịch sử phát triển và truyền thống của Đảng bộ và nhân dân Bình Thanh

Từ trước năm 1945 và xa xưa hơn nữa, mỗi làng còn gọi là một xã. Khu Nam Kiến Xương thời phong kiến Pháp thuộc có 3 tổng: Tổng Lịch Bài - Cao Mại và Tổng Đa Cốc.

Tổng Đa Cốc có các làng:

1, Xã Phú Cốc có 3 thôn: Chính Thôn, Trung Thôn và Thượng Thôn.

2, Xã Đa Cốc có : Làng Cả, Làng Đèn và Làng Lập Ấp.

3, Làng Khả Phú có 2 thôn: Thôn Khả Phú và thôn Khả Cảnh.

4, Làng Khả Cửu có 2 thôn: thôn Khả Cửu và thôn Khả Lễ.

5, Làng Dương Liễu có 2 thôn: Thôn Dương Liễu làng và Dương Liễu Trại.

6, Làng Nghĩa Môn.

7, Làng Lai Vi có 2 thôn: thôn Lai Vi và thôn Lai Vè.

 Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Bình Thanh là một xã rộng lớn bao gồm các làng: Khả Cửu, Khả Cảnh, Khả Lễ, Khả Phú, Sơn Thọ, Thôn Trung, Lập Ấp và Dương Liễu Trại.

Tháng 10 năm 1947 thực hiện quyết định thành lập liên xã của bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, các làng : Lập Ấp, Đa Cốc trại, Khả Cảnh, Khả Cửu và Dương Liễu trại sát nhập làm một với tên gọi là xã Bình Thanh. Đến năm 1949 lại phân chia: Khả Phú, Đa Cốc trại, Lập Ấp và Khả Cảnh thành xã Bình Thanh. Riêng làng Khả Cửu và Dương Liễu trại được gọi là xã Bình Định bao gồm các thôn: An Nhân, Công Bình, Thái Hoà, Hoà Bình, Trần Phú, Hưng Đạo, Ái Quốc cùng Khả Cửu (Lịch sử Đảng bộ xã Bình Định). Đến tháng 4 năm 1949 lại tách chia ra làm 2 xã là: xã Bình Thanh và xã Bình Định. Tách Sơn Thọ và Thôn Trung về xã Nam Bình.

     Đến giảm tô cải cách năm 1954 - 1955 lại chuyển Thái Hoà, Cộng Hoà, Tân Dân, Tiền Phong, Bắc Bình, Trung Bình, xóm Hoà Bình và phố Gốc thành 1 xã lấy tên là xã Thanh Hồng.         

     Sau cải cách ruộng đất năm 1956 chuyển 6 xóm thuộc làng Kháng chiến trại chè Bình Thanh nay là thôn Tân Ấp chuyển về xã Minh Tân. Từ đấy xã Thanh Hồng không còn tên nữa mà trả lại các xóm: Thái Hoà, Cộng Hoà, Tân Dân, Tiền Phong, Bắc Bình, Trung Bình, Hoà Bình và phố Gốc về xã Bình Thanh.

     Đến năm 1963: Bình Thanh lại chuyển khu vực Trung, Linh, Tân, Hoà Bình về xã Hồng Tiến (Theo lược ghi lịch sử Đảng bộ xã của đồng chí Hoàng Hữu Liên).

     Từ cuối năm 1963, xã Bình Thanh gồm có các thôn: Khả Phú, Lấp Ấp, Đa Cốc (Đa Cốc Trại), Phố Gốc và khu Trưởng bản thuộc Khả Cảnh cũ nằm theo khu tả ngạn sông Hồng chiều dài trên dưới 4 km, chiều rộng 3,5 km với diện tích khoảng 15 km2.

Năm 1990 xã Bình Thanh chia thành 9 xóm.

Ngày 31/3/2003 UBND bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất ra quyết định số 65/2003-QĐ/UBND về chuyển đổi mô hình tổ chức xóm sang mô hình thôn. Toàn xã có 4 thôn do 9 xóm hợp thành gồm:

Thôn Đa cốc (xóm 6 + 7)

Thôn Điện Biên (xóm 8 + 9)

Thôn Khả Phú (xóm 3 + 4 + 5)

Thôn Lập Ấp (xóm 1 + 2)

a. Truyền thống lịch sử, văn hóa:

- Truyền thống sản xuất tạo dựng cơ nghiệp.

Ngoài sản xuất nông nghiệp, người dân Bình Thanh dưới thời Pháp thuộc đế quốc và phong kiến, vì bị tước đoạt đất đai về tay địa chủ, quan lại người dân không có ruộng đất mà xuất đinh được cấp ruộng công Điền cũng phải chịu sưu cao thuế nặng, tô, tức ngặt nghèo đời sống cực khổ. Nên người nông dân phải đi vào các đồn điền than phương cầu thực, tìm kiếm công ăn việc làm nào là làm thuê, làm mướn rồi cũng học hỏi được đôi ba cái nghề lao động chân tay để đem về quê mở nghề kiếm sống. Những bàn tay tài hoa cần cù, sáng tạo đã phát triển được như: nghề thợ mộc, thợ xây, nghề rèn và kéo bông dệt vải, trồng dâu chăn tằm, đến nghề đan tre, chài lưới đã góp phần tạo dựng lên văn hoá làng quê.

- Truyền thống văn hóa, giáo dục:

Mỗi làng xã thời phong kiến đều có những nét văn hoá của làng quê như: Hát xẩm, hề đồng và các tính trò phản ánh lên cuộc sống chế độ hà khắc của thực dân phong kiến, nêu lên những truyền thống đấu tranh hàng ngàn năm lịch sử của nhân dân ta chóng giặc ngoại xâm để dựng nước, giữ nước, với lòng kiên trì, dũng cảm chống thiên tai địch hoạ, khát khao vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Làng Khả Phú có gánh hát chèo.

Làng Khả Cảnh có đội xanh tiền não lộn (nay là thôn Điện Biên)

Đến các hội đình đám tế lễ tri ân: Như lễ hội kỳ phúc của làng Khả Phú còn làng Lập Ấp mang tính kết nghĩa giao lưu là làng Lập Ấp với cựu thôn Đa Cốc Nam Bình sau đã mở ra Tân Ấp - Minh Tân, mang tính lễ hội kỳ phúc truyền thống của 3 làng, 3 xã. Với nét lễ hội đặc trưng riêng miền nam Kiến Xương là rước Thành Hoàng và Tiên Công dòng họ của các làng cùng vào hội được tổ chức vào mùa xuân hàng năm. Ngày nay đã mang tính lễ hội truyền thống văn hóa xã Bình Thanh được định kỳ diễn ra tổ chức ở các thôn trong xã từ năm 1998 đến nay (2011).

Làng Khả Phú còn có lễ hội Thượng Lão hàng năm được duy trì đến nay cùng với lễ thượng thọ hội người cao tuổi Việt Nam đã được tổ chức diễn ra sau tết Nguyên Đán.

Làng Lập Ấp còn có một cỗ kiệu cổ  bát công (gọi là cỗ kiệu vua ban cho Thành Hoàng Làng) và một cỗ long đình cổ để rước Thành Hoàng và Tiên Công các dòng họ vào lễ hội. Cùng làng Khả Phú còn một cỗ kiệu cổ độc long là những di sản văn hoá còn được lưu giữ nguyên vẹn.

Từ xa xưa trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Hán ngữ thịnh hành , người không có chữ thường được coi là thấp hèn, nên ước vọng của mỗi người cổ sao có dăm ba chữ để bọn thương hào, lý trưởng trong làng ngoài xã bớt khinh rẻ. Người có  kinh tế khá giả hơn thì tầm sư học đạo di tìm thầy làng này làng khác kể cả hàng tổng, người không có điều kiện thì học ông Đỗ trong làng, ngày nay những người biết đọc biết viết chữ hán còn rất ít. Từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta chúng dùng chính sách ngu dân để dễ bề cai trị chữ hán không còn được thịnh hành.

Năm 1930 khi có Đảng cộng sản Đông Dương ra đời phong trào học chữ Quốc ngữ chưa thành chính thể quốc gia nên ai có trí tiến thủ thì tìm đi học. Những năm 1938-1939 mỗi làng xã có 4 đến 5 người biết đọc chữ quốc ngữ, năm 1940-1941 xã Đa Cốc lúc bấy giờ đón 2 thầy giáo Cáp và thầy giáo Thân (quê ở Hưng Nhân) xã Phú Cốc đón thầy giáo Thao (quê ở làng Kênh son - Kiến Xương) về mở lớp dạy chữ quốc ngữ mỗi lớp có từ 25 - 30 người. Đồng thời thầy giáo Thao cũng là người tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng Việt Nam nên đã gây phong trào cho xã Phú Cốc và xã Đa Cốc.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 nhiệm vụ cấp bách là chống giặc đói, chống giặc ngoại xâm, chống giặc dốt. Phong trào vận động xoá nạn mù chữ ở các thôn làng mới bắt đầu phát triển rộng khắp, mọi người đi học bình dân học vụ, học văn hóa đã trở thành các cấp học đến cao đẳng, đại học và được đào tạo du học cả nước ngoài.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 đình, đền, nhà thờ, miếu mạo ở các làng, xóm được xây dựng theo kiến trúc cổ khang trang, thịnh hành. Song do chiến tranh giặc giã, thiên nhiên và cả con người đã làm hư hại xuống cấp. Do vậy Đình thôn Điện Biên (trước là đình Khả Cảnh) được xây dựng cả đình trong và đình ngoài cách đây hơn một thế kỷ, thờ Tây Hải Đại Vương. Đến thập kỷ 60 giải hạ đình ngoài làm hội trường mái bằng hợp tác xã, còn gỗ phục vụ công trình phúc lợi khác. Đến năm đầu thế kỷ 21 dỡ đi xây lại đình ngoài theo lối cổ và tân tiến để làm nơi tế lễ gắn với hội trường thôn ngày nay được khang trang đẹp đẽ, uy nghi.

b. Di tích lịch sử văn hóa:

Hiện nay trong toàn xã có 3 chùa, 1 đền, 4 đình làng trong đó có 3 chùa, 2đền, được UBND bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất công nhận di tích lịch sử văn hóa.

* Đình - Đền thôn Lập Ấp: Đình trong và đền Lập Ấp trước là lợp rạ cách đây khoảng trên dưới 300 năm. Tiếp sau đình được xây dựng theo lối hoa văn cổ bằng gỗ lim cả đình trong và đình ngoài. Trước cửa đình có sông Tam Kỳ Thuỷ (Như cửa đình Đa Cốc Nam Định), có cầu đá đôi bác qua từ đình Lập Ấp đi sang cựu thôn Đa Cốc xã Nam Bình, xây dựng từ năm 1859 đến nay 152 năm. Thờ hội đồng tứ vị đại vương là: Đức Đông Hải, Tây Hải, Cao Sơn và Đức Trưởng Thái Giấm (Như thờ ở đình Đa Cốc xã Nam Bình). Đầu thập kỷ 70 đình trong đã giãi hạ làm hội trường hợp tác thôn. Đến thập kỷ 80, năm 1886 Đình ngoài lại giãi hạ làm công trình phúc lợi trường tiểu học xã Bình Thanh.

Đền thôn Lập Ấp: Từ đền ra được xây dựng theo lối cổ hoa văn từ năm 1835 đến nay là 176 năm. Đền thờ thành hoàng Đức trưởng Thái Giám đại Vương (còn gọi là miếu ông Nghè) lưu truyền hậu thế của các làng xã xung quanh thường gọi. Từ cuối thế kỷ XX đến đầu thập kỷ XXI đến nay nhân dân thôn xóm các làng, các dòng họ trong xã đã tôn tạo lại và xây dựng mới: Đình chùa, miếu mạo, nhà thờ để cúng tế. Những người có công với làng xóm cùng tổ tiên các dòng họ được khởi sắc tri ân nên hội trường hợp tác xã Lập Ấp năm xưa (thập kỷ 70) là những lớp học cấp I (nay là trường Tiểu học Bình Thanh) đã khôi phục lại thành Đình thờ hội đồng tứ vị Đại Vương như trước kia của ngôi đình cũ còn dấu tích y nguyên. Ngôi đền được trùng tu, xây dựng lại năm 2006 thể hiện 1 làng có cả  đình và đền thờ thành hoàng và tiên công các dòng họ.

     * Đình thôn Khả Phú.

Chữ hán là lin từ Khả Phú. Căn cứ sắc phong thần lần đầu tiên của vua Lê Cảnh Hưng năm thứ ba (1743) năm Nhâm Tuất tới nay (2011) là 268 năm. Đình thờ thành hoàng nhị vị đại vương là: Đức Tây Hải  - Cao Sơn Đại Vương. Duy nhất trong xã có 1 ngôi đình còn được bảo tồn nguyên bản sắc cổ cả đình trong và đình ngoài. Ngày nay được bảo tồn tu tạo khang trang bề thế.

* Đền Nam (còn gọi là Miếu Nam) thôn Khả Phú xây dựng cách đây trên 100 năm thờ Đức Cao Sơn Quế Minh đại Vương ở cạnh sông Đồn thuộc địa phận thôn Điện Biên ngày nay.

Như vậy cả 4 thôn trong xã hiện nay đều có đình, trong đó có 3 ngôi đình là Đình thôn Lập Ấp, Khả Phú, Điện Biên đã được xếp hạng cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, còn đình Đa Cốc mới xây dựng.

     * Chùa thôn Lập Ấp (còn gọi là chùa Bụt) tên chùa là Thanh Am Tự ở địa phận thôn Trại chè (thuộc làng kháng chiến xã Bình Thanh) nay thuộc địa giới hành chính thôn Tân Ấp xã Minh Tân. Bởi vậy thôn Lập Ấp đã xây dựng lại ngôi chùa mới trên khuân viên đất đền Lập Ấp đã khánh thành năm 2005. Với khuân viên Đền, chùa phong cảnh của 1 làng quê tiền Đình hậu Phật.

     * Chùa thôn Khả Phú: Tên chùa là Thanh Quang Tự được xây dựng trên gò đất về phía tây của Đình Làng. trước của chùa ngôi Tam Bảo có 1 tam quang gác chuông. song do đã xuống cấp phải giải hạ vào thập kỷ 70. đã xây dựng lại gác chuông trên hiên cửa chùa Tam Bảo và cũng tu tạo xây dựng mới nhà tổ, nhà mẫu thành chùa cảnh 4 gương mẫu.

     * Chùa thôn Điện Biên tên chùa là Thanh Phong Tự được xây dựng trên khuân viên đình chùa liền nhau. Đúng là tiền Đình hậu Phật đã được bảo tồn và xây dựng mới nhà thờ tổ và đài tượng phật quan âm lòng hồ trước cửa chùa uy nghi bề thế. Còn thôn Đa Cốc chưa có chùa nên còn phụ thuộc vào chùa Đa Cốc xã Nam Bình và chùa Tân Ấp xã Minh Tân (gọi là chùa Bụt Lập Ấp- Bình Thanh năm xưa). 

Đại đức tăng ni, bản hội phật tử nhà chùa của 3 thôn hiện nay đều xuất thân từ nhân dân lao động, nghe theo Đảng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, từ bi hỉ xả làm việc thiện, cầu cho đất nước an lạc thế giới đại từ đại bi. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ tín đồ đạo Phật đã góp công, góp sức và cả máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc để có được độc lập tự do, hạnh phúc như ngày nay.

 

Một số hình ảnh về xã Bình Thanh :

Làng quê Bình Thanh

Trụ sở làm việc xã Bình Thanh

Nhà văn hóa xã Bình Thanh

Cơ sở giáo dục Bình Thanh

Lễ Hội truyền thống xã Bình Thanh

Các thành viên câu lạc bộ dân vũ xã Bình Thanh

Quốc lộ 37 B chạy qua địa bàn tạo điều kiện cho giao thương buôn

Bán chợ gốc, bến xe khách và trên 200 hộ kinh doanh

buôn bán dịch vụ trên địa bàn