Trụ sở UBND, nhà văn hóa và sân vận động trung tâm xã Nam Cao

Toàn xã có diện tích đất tự nhiên: 332 héc ta, trong đó có diện tích đất nông nghiệp 32.6 héc ta, dân số 6531 người. Toàn xã có 10 thôn: Thôn Nam Đường Tây, thôn Nam Đường Đông, Thôn Cao Bạt Đoài, Thôn Cao Bạt Trung Thôn Cao Bạt Đình, Thôn Cao Bạt Lụ, Thôn Cao Bạt Đông, Thôn Cao Bạt Nam, Thôn Cao Bạt E, Thôn Cao Bạt Thượng.

Đảng bộ xã Nam Cao hiện nay có 13 chi bộ (trong đó có 10 chi bộ cơ sở thôn và 3 chi bộ ngành sự nghiệp) với tổng số 298 đảng viên.

Cán bộ chủ chốt địa phương đương nhiệm gồm có:

Nguyễn Quang Vinh: Bí thư đảng bộ xã

Nguyễn Thành Khoa: Phó bí thư đảng bộ xã

Nguyễn Thiên Định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Nguyễn Ngọc Ánh: Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã

Nguyễn Xuân Định: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống của đảng bộ và nhân dân xã Nam Cao

    Trong và sau thời kỳ Lý Trần, đồng đất Nam Cao ngày xưa thuộc xã Đình Phùng. Một số dòng họ về đây từ Ninh bình, Thanh hóa, Hà Đông, Bất Bạt Hà Tây làm nghề đánh cá, rồi khẩn hoang lập làng, lấy tên xã Đình Phùng. Đến Năm 1955 Làng Nam Đường, làng Cao Bạt xã Đình Phùng được tách ra lấy tên là xã Nam Cao.

Truyền thống cần cù trong lao động sản xuất, dũng cảm chống thiên tai bão lũ của người Nam Cao cũng đã được tôi luyện và hình thành từ rất sớm trong suốt quá trình di cư, định cư, quật thổ bồi cơ, trị thủy khẩn hoang, cấy trồng lúa nước…. Trải qua nhiều thế hệ, người Nam Cao đã tạo dựng được môi trường văn hóa, đoàn kết, tương thân tương ái, cùng nhau góp sức làm nên một cộng đồng làng xã đông vui trù mật. Một trong những kinh nghiệm được tích tụ và không ngừng được phát huy trong cuộc sống đó là kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

Thực tế đã chứng minh: những truyền thống quý báu của người dân Nam Cao một bộ phận cấu thành của cộng đồng Làng xưa, Kiến Xương nay, không chỉ được bồi bổ mà còn không ngừng phát huy tác dụng trong cuộc sống lao động sản xuất – chiến đấu chống xâm lăng bảo vệ quê hương đất nước, đặt dưới sụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản thời kỳ 1929 – 1945 và những giai đoạn vẻ vang tiếp sau.

         Toàn xã có hơn 29 dòng họ.

Cơ cấu lao động chủ yếu là nghề trồng lúa, nghề dệt tơ đũi và những năm gần đây sự dịch chuyển lao động sang ngành nghề CN, TTCN và dịch vụ tăng cao.

Xã được Ủy ban nhân dân bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất công nhận làng nghề tơ đũi năm 2003. Được hiệp hội làng nghề Việt Nam vinh danh năm 2009. Nghề tơ đũi từng mang lại sự giàu có cho người dân Nam Cao. Địa phương được đón lãnh đạo đảng, nhà nước, chính phủ về năm những năm của thập niên 90.

Hiện nay, xã có 3 công  ty may và 4 cơ sở may thêu trên địa bàn.

Tình hình ANTT, ATXH luôn được tăng cường và giữ vững. Những năm trở lại đây, ở xã không có trọng án. Tai - tệ nạn xã hội được kiểm soát chặt chẽ.

Các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn hoạt động tốt, hiệu quả cao như: Quỹ tín dụng nhân dân Nam Cao, Chi nhánh Ngân hàng NN và Phát triển nông thôn, Trường THPT Bắc Kiến Xương. Các trường học đều đạt chuẩn quốc gia mức độ I và mức độ II.

         Trên 97% hộ dân trong xã đã được sử dụng nước sạch.

        Xã Nam Cao đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

Cả xã có 1 cơ sở tôn giáo là chùa Phúc Sơn. Chùa có lịch sử trên 300 năm, được xây dựng từ thời vua Minh Mạng. Nơi đây là nơi hội họp của cán bộ Việt Minh và nhân dân để lãnh đạo phong trào của địa phương. Đến nay  chùa đã được xây dựng khang trang trên diên tích 3099.9m2

Đảng bộ và chính quyền nhiều năm liền đạt danh hiệu Đảng bộ, chính quyền Trong sạch vững mạnh.

 

 Một số hình ảnh về xã Nam Cao

Nghề tơ đũi ở Nam Cao

 

Lao động làm thủy lợi nội đồng ở Nam Cao đầu những năm 2000

 

Trường THPT Bắc Kiến Xương

 

Trường THCS Lương Thế Vinh -

 trường cấp 2 liên xã đầu tiên của huyện Kiến Xương

 

Nghề may đang tạo việc làm cho hơn nghìn lao động địa phương