A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Chị Lê Thị Duyên điểm sáng trong phong trào làm kinh tế giỏi của hội phụ nữ xã Vũ Sơn

Là một kỹ sư thuỷ sản, làm việc tại Trung tâm khuyến nông Hà Nội nhưng với mong muốn được áp dụng các kiến thức khoa học vào cuộc sống thực tiễn để vươn lên làm giàu chị Lê Thị Duyên hội viên hội phụ nữ xã Vũ Sơn đã có quyết định táo bạo “rời phố về quê” để phát triển kinh tế trang trại. Hướng đi đó của chị bước đầu đã khẳng định được hiệu quả với thu nhập trên 200 triệu đồng 1 năm.


(Hàng tháng trang trại của chị Duyên tạo công ăn việc làm ổn định cho 2 lao động với mức thu nhập trên 3 triệu đồng 1 tháng)

 

Dọc theo trục đường liên xã Vũ Lễ - Vũ Sơn, trục đường rộng rãi, sạch đẹp được hoàn thành dưới thành quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới chúng tôi tìm về trang trại của gia đình chị Lê Thị Duyên tại thôn Trung Bắc, xã Vũ Sơn huyện Kiến Xương. Sau hơn 5 năm dồn vốn, góp công sức và đổ nhiều mồ hôi hiện nay trang trại đã được xây dựng khang trang, khoa học với các ao nuôi cá; khu vực nuôi gà Ai Cập đẻ trứng và diện tích trồng cây ăn quả như ổi Bo; Bưởi Diễn; Chuối tiêu hồng rộng trên 7000 m2.

“Duyên” làm trang trại “bén” với chị Duyên cũng rất tình cờ. Đầu năm 2010, khi UBND xã Vũ Sơn có chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi toàn bộ diện tích chua trũng, cấy lúa 1 vụ kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân nhận thấy đây là cơ hội tốt để làm giàu cho gia đình chị Lê Thị Duyên đã bàn với gia đình chuyển đổi 8 sào ruộng và đấu thầu hơn 1 mẫu đất chua trũng để làm trang trại. Vốn ít, với số tiền ít ỏi vỏn vẹn chỉ có 28 triệu đồng tích góp của 2 vợ chồng gia đình chị đã vay thêm của người thân để xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm 2 ao nuôi cá với diện tích trên 1 mẫu trong đó bao gồm 1 ao nuôi ươm cá giống và 1 ao nuôi cá thương phẩm. Để tận dụng diện tích đất tại dọc các bờ ao nuôi cá gia đình chị đã trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như ổi Bo; Bưởi Diễn; chuối Tiêu Hồng và hoè để lấy ngắn nuôi dài và tăng thêm thu nhập. Không chỉ đào ao nuôi cá, gia đình chị Duyên còn xây dựng khu chuồng trại nuôi gà Ai Cập đẻ trứng với diện tích trên 1000m2.

 Vốn ít, thiếu kinh nghiệm trong việc làm trang trại cộng thêm dịch bệnh trên vật nuôi đã tạo không ít khó khăn cho gia đình chị. Không nản lòng trước khó khăn chị Duyên đã khăn gói đi học tập kinh nghiệm hàng chục mô hình trang trại chăn nuôi có hiệu quả trong và ngoài bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất để về áp dụng vào quá trình chăn nuôi của gia đình.

 

Đất không phụ công người, với nghị lực, niềm đam mê và tinh thần ham học hỏi cộng thêm sự cần cù trong lao động đến nay, trang trại của gia đình chị Duyên luôn duy trì trên 4000 con gà trong thời kỳ khai thác trứng, với giá thành thị trường từ 2,5 đến 2,8 nghìn đồng/quả mỗi năm riêng việc nuôi gà Ai Cập lấy trứng đã đem về cho gia đình chị trên 100 triệu đồng. Trên diện tích ao nuôi cá hàng năm cũng cho thu hoạch 2 vụ với sản lượng trên 3 tấn cá thịt. Hàng năm, sau khi trừ các khoản chi phí việc phát triển kinh tế theo mô hình trang trại đã đem lại cho gia đình chị trên 200 triệu đồng tiền lãi. Trong thời gian tới gia đình chị Duyên tiếp tục đầu tư vốn để xây dựng chuồng trại nuôi trên 3000 con chim cút đẻ trứng để phục phụ nhu cầu tiêu thụ trong bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất. Khi được hỏi về các kinh nghiệm để đạt được thành công như ngày hôm nay chị Duyên chia sẻ: “Khi quyết định trồng cây gì, nuôi con gì thì cần phải tìm hiểu kỹ đặc tính của mỗi loài từ đó có phương pháp chăm sóc phù hợp. Người chăn nuôi phải thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, thời tiết nông vụ, kiểm tra theo dõi sức khoẻ của cây trồng vật nuôi. Cần định kỳ làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng đúng định kỳ để đảm bảo sức đề kháng của vật nuôi”.

 

(Diện tích ao nuôi cá rộng trên 3000 m2 tại trang trại của chị Duyên)

 

Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Duyên còn thường xuyên phổ biến kinh nghiệm cho các hộ chăn nuôi trong xã đặc biệt là kinh nghiệm chăn nuôi cá để các hội viên khác cùng nhau phát triển kinh tế gia đình.

“Muốn thoát nghèo thì không có con đường nào khác phải tin vào chính mình” đó là tâm sự của chị Lê Thị Duyên, hội viên Hội phụ nữ xã Vũ Sơn. Với nghị lực, niềm đam mê chị Duyên đã trở thành triệu phú trên chính mảnh đất quê hương và là hội viên tiêu biểu, điểm sáng trong phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi của xã Vũ Sơn. Ghi nhận các thành quả đó, năm 2015 chị đã vinh dự được nhận Danh hiệu phụ nữ xuất sắc do Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao tặng.

 

Bài, ảnh: Vũ Đông

Tác giả: Bài, ảnh: Vũ Đông
Nguồn: kienxuong.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 408
Hôm qua : 3.667
Tháng 05 : 30.992
Năm 2020 : 301.713