A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng một số cây vụ đông

TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ NẾP LAI


1.Giống

 Hiện nay có các loại giống Wax 44, HN88, AG500, Max 68, ...

2. Thời vụ gieo trồng

Vụ xuân: gieo trồng quanh tiết lập xuân từ 20/1 – 25/2; vụ thu đông: trồng 1-15/9;     Vụ đông trồng: 20/9 – 15/10.

          3. Kỹ thuật ngâm ủ

- Để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao, cần phơi ngô giống qua nắng nhẹ nhằm phá sự ngủ nghỉ của hạt.

- Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 3 – 5h, sau đó ủ trong khăn ẩm hoặc tra trực tiếp xuống đất cát rồi giữ ẩm cho đến khi mầm mọc khỏi mặt đất.

          4. Mật độ, cách thức gieo trồng

- Về cách thức gieo: có nhiều hình thức gieo khác nhau, có thể gieo trực tiếp 1 hạt/hốc hoặc gieo trong bầu, khi ngô đạt từ 2 -3 lá sẽ đưa ra ngoài ruộng. Đối với làm bầu chỉ nên áp dụng đối với các giống ngô có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây con yếu hoặc trồng trên chân đất sau lúa mùa chưa được gặt (do tốn nhiều công).

Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống và đặc tính của giống ngô. Mật độ trồng 6-7 vạn cây/ha. Khoảng cách: hàng cách hàng: 60cm – 70cm. Cây cách cây: 25cm – 30cm.

          5. Bón phân và cách bón

Lượng phân bón:  +Phân chuồng: 2-3 tạ/sào  hoặc 15-20 kg phân vi sinh

                              + Đạm Ure: 10-12 kg/sào.

                              + Supe lân: 12-15 kg/sào.

                              + Kali: 5-7 kg/sào.

Nên sử dụng phân NPK với lượng tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cách bón:

+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh + toàn bộ lân (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).

+ Bón thúc: bón làm 3 đợt:

Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali

Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali

Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali + lượng đạm còn lại

          6. Chăm sóc

          - Vun gốc kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1.

- Vun cao gốc kết hợp làm cở lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2.

- Tưới nước: dựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần:

+ Lần 1: khi cây 7-9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc

+ Lần 2: trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

+ Lần 3: sau thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.

Sau khi cây trổ cờ phun râu ta có thể tiến hành rút 10-15% cờ trên cây xấu hoặc bẻ cờ sau khi thụ phấn xong để tập trung dinh dưỡng về bắp.

          7. Phòng trừ sâu bệnh hại ngô

Cây ngô có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen... Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

Lưu ý phòng bệnh huyết dụ cây con hoặc sau mưa lớn, đất bị ngập nước, bằng cách ngâm 5-7 kg lân supe hòa loãng với nước lã tưới 1-2 lần trong 7-10 ngày sau trồng, hoặc phun chế phẩm KH từ 1-2 lần.

 

KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ TẺ LAI

 

1. Giống

        Hiện nay có các loại giống LVN4,  LVN61, LVN 154, P 4199, GS 9989, NK 4300, NK 66, ...

2. Thời vụ

-Đối với ngô xuân gieo từ 15/1- 15/2.

-Đối với ngô thu đông trên đất bãi, đất đậu tương hè thu gieo 1-15/9

-Đối với ngô đông: Trên chân đất 2 lúa gieo 25/9- 5/10

3. Xử lý hạt giống trước khi gieo

Để phòng trừ sâu bệnh giai đoạn đầu vụ đồng thời tạo điều kiện thích hợp để thúc đẩy quá trình mọc mầm của hạt ngô cần tiến hành xử lý hạt giống trước khi gieo bằng phương pháp: Ngâm hạt vào nước vôi trong khoảng 4-8h để diệt nấm bệnh hoặc ngâm vào nước ở nhiệt độ 30-400C (2 sôi + 3 lạnh).

          4. Đất trồng ngô

Trồng ngô thích hợp nhất là trên đất thịt nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, đủ ẩm nhưng không bị úng. Do đó khi trồng ngô phải làm đất tơi xốp, sâu, thoáng, giữ ẩm tốt, cày bừa kỹ sạch cỏ dại.

          5. Mật độ, cách thức gieo trồng

          Có thể tra hạt trực tiếp hoặc làm bầu trên chân đất hai lúa để tranh thủ thời vụ. Thời gian cây con trong bầu khoảng 5-7 ngày, khi cây mọc được 1,5- 2 lá thì đem trồng.

Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống và đặc tính của giống ngô. Mật độ 5-6 vạn cây/ha. Khoảng cách: hàng cách hàng: 60cm – 70cm

                                           Cây cách cây:     30cm – 35cm.

          6. Bón phân và cách bón

Lượng phân bón:  +Phân chuồng: 2-3 tạ/sào  hoặc 15-20 kg phân vi sinh

                              + Đạm Ure: 10-12 kg/sào.

                              + Supe lân: 12-15 kg/sào.

                              + Kali: 5-7 kg/sào.

Nên sử dụng phân NPK với lượng tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cách bón:

+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh + toàn bộ lân (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).

 

+ Bón thúc: bón làm 3 đợt:

Đợt 1: khi ngô 4-5 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali

Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali

Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali + lượng đạm còn lại

          7. Chăm sóc

- Tranh thủ thời vụ dặm bầu khi ngô 3-4 lá.

- Vun gốc kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1.

- Vun cao gốc kết hợp làm cở lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2.

- Tưới nước: dựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần:

+ Lần 1: khi cây 7-9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc

+ Lần 2: trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

+ Lần 3: sau thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.

Sau khi cây trổ cờ phun râu có thể tiến hành rút 10-15% cờ trên cây xấu hoặc bẻ cờ sau khi thụ phấn xong để tập trung dinh dưỡng về bắp.

       8. Phòng trừ sâu bệnh hại ngô

Cây ngô có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen... Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

Lưu ý phòng bệnh huyết dụ cây con hoặc sau mưa lớn, đất bị ngập nước, bằng cách ngâm 5-7 kg lân supe hòa loãng với nước lã tưới 1-2 lần trong 7-10 ngày sau trồng, hoặc phun chế phẩm KH từ 1-2 lần.

 

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI TÂY

1.Giống

Hiện nay có các giống Giống Diamant (Hà Lan); Giống Solara (Đức); Giống Marabel (Đức); Giống Rosagold (Hà Lan).

Giới thiệu giống Rosagold (Hà Lan): TGST 85 – 90 ngày. Chịu nóng tốt, chịu rét khá, chịu virut tốt, chịu mốc sương trung bình, chống chịu vi khuẩn héo xanh tốt. NS trung bình 18- 20 tấn/ha, năng suất cao vụ đông trên 25 tấn/ ha, vụ xuân 19- 22 tấn/ha. Chất lượng ngon, thích hợp cho ăn tươi.

2. Thời vụ:          Vụ đông:  Trồng từ 20/10 đến 10/11

                                     Vụ xuân:  Trồng từ  5/12 đến 5/1

        3. Chân đất:    Cát pha, thịt nhẹ, không chua, chủ động tưới tiêu.

        4. Mật độ trồng

Năng suất có quan hệ chặt chẽ với số thân chính. Muốn có tỷ lệ củ   to nhiều cần có 13-20 thân chính/ m2. Ví dụ:  1m2 cần 4 củ khoai giống x 4 mầm/ củ = 16 thân chính/ m2. Như vậy một sào cần 5000- 6000 thân chính, phải cần 1400 - 1500 hốc/ sào.

       5. Xử lý củ giống trước khi trồng

Nếu củ giống to (40g trở lên) thì cần bổ củ để tiết kiệm giống. Có 2 cách bổ:

-Bổ củ tách rời: Một củ có thể bổ thành 2 hoặc nhiều miếng đảm bảo miếng nào cũng có mầm. Khi bổ củ giống, cứ cắt được 1 số củ hoặc cắt phải củ bị bệnh phải nhúng lưỡi dao vào nước vôi trong hoặc nước xà phòng đặc để tránh lây lan nguồn bệnh. Sau đó chấm củ giống vào xi măng bột  (có thể trồng ngay hoặc sau 1 - 2 ngày) hoặc chấm tro bếp đã hoai (bổ trước khi trồng 3 - 5 ngày).

-Bổ củ cắt dính: Cũng giống như bổ củ tách rời bổ dọc củ khoai, nhưng không tách rời 2 mảnh mà để dính với nhau. Nên bổ trước khi trồng 7-10 ngày. Phương pháp này không cần phải chấm xi măng hoặc tro bếp.

Khoai giống sau khi bổ phải để nơi thoáng mát, rải đều, phủ tải ẩm lên trên để giữ ẩm, khi mặt cắt se thì đem trồng.

 Khi trồng củ giống đã bổ cần chú ý: Để miếng cắt nghiêng hoặc ngửa, không úp vết cắt xuống dưới. Khi trồng không bón lót phân đạm và kali tránh phân thấm vào vết cắt gây thối củ. Tốt nhất nên trồng riêng vào một luống. Khi tưới nước chú ý tưới vừa đủ ẩm, không tưới đẫm nước gây thối củ.

6. Khoảng cách

Luống đôi: Luống rộng 1,4 m; mặt luống 90 cm; hàng cách hàng: 35 cm;  cây cách cây: 25 - 30 cm; chiều cao luống 20 cm.

Luống đơn: luống rộng 70 -75 cm; mặt luống: 35- 40 cm

Sau trồng lấp củ giống sâu 3 -5 cm. Nếu đất khô, thời tiết nóng lấp sâu; nếu đất ẩm, thời tiết mát lấp nông.

7. Bón phân/ sào 

Cách bón : Nếu đất khô, trời không mưa: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh, lân, 30 % đạm urê hoặc toàn bộ phân NPK chuyên lót+ phân vi sinh.

     -Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 15 ngày, cây cao 15- 20 cm, bón  50% đạm + 50% kali hoặc 50 % lượng phân NPK chuyên thúc.

         -Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 10 -15 ngày. Bón hết lượng phân còn lại

Chú ý: Nếu đất ướt không bón lót phân đạm nhưng ngay sau khi cây mọc  5-7 ngày phải tưới hoặc bón 30% lượng đạm, sau đó tiếp tục bón thúc 2 lần như trên.

       8. Tưới nước:

Tuỳ theo độ ẩm của đất và thời tiết để tưới, có 3 lần tưới quan trọng :

1)Tưới đủ ẩm khi trồng, cho cây mọc đều.

2)Tưới lúc trồng được 25 -30 ngày, để ra tia củ nhiều.

3) Tưới lúc trồng được 50 -55 ngày, để củ phình to.

Không được để ruộng quá ẩm. Dừng tưới sau trồng 60-65 ngày.

      9. Vun luống:

Kết hợp sau mỗi lần bón phân, nhổ cỏ vun cao .

Vun lần 1: cùng với bón phân thúc lần 1

Vun lần 2: cùng với bón phân thúc lần 2

 Sau khi vun 2 lần, đạt cao  35- 40 cm để khoai không lộ trên mặt đất.

10. Phòng trừ sâu bệnh

Cây khoai tây thường bị bệnh virut, héo xanh, mốc sương, lở cổ rễ. Các loại sâu hại như nhện đỏ, rệp, bọ trĩ. Cần chọn giống tốt, có chế độ luân canh hợp lý và phun phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

11.Thu hoạch

Khi cây ngả màu vàng (thời gian trồng khoảng 85-90 ngày) thì tiến hành thu hoạch. Nên chọn những ngày tạnh ráo thu hoạch khoai để tránh thối củ.

Nếu để giống, cần phân loại khoai giống và khoai thương phẩm ngay trên ruộng, thu vào bao riêng để tránh hiện tượng khoai bị trầy xước. Nên chọn củ giống kích thước vừa phải, mã củ sáng đẹp, không bị bệnh, không trầy xước làm giống. Lưu ý: Để chọn khoai giống trước khi thu hoạch cần thu riêng các cây bị bệnh héo xanh, vi rút, mốc sương không để lẫn vào khoai giống.

Nếu ruộng có nước khi thu khoai cần bới (moi) khoai dính cả đất về nhà hong cho khô để đất tự rơi ra. Tuyệt đối không được rửa khoai sẽ gây thối củ.

 

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH

          1. Giống

-Giống bí xanh số 1: TGST 95-105 ngày, sinh trưởng, phát triển khoẻ, có năng suất cao 1,3-1,6 tấn/sào. Quả có chất luợng cao, dài 50-60 cm, vỏ xanh đậm, khi già có phủ một lớp phấn trắng, quả đặc, ít hạt, cùi dày có màu phớt xanh, nặng 2,5 - 3,0 kg/quả, cho hiệu qủa kinh tế cao.

          -Giống  bí  xanh số  2: TGST 100-120 ngày; sinh trưởng phát triển khoẻ, chịu rét khá; năng suất cao 1,4- 1,7 tấn/sào. Quả có dạng hình đẹp, vỏ xanh đen, hình thon dài, dài 60-70cm, chất lượng tốt, ít hạt, cùi dày, chắc, màu phớt xanh rất hấp dẫn người tiêu dùng.

 

          2. Thời vụ

Vụ đông xuân: Gieo 1/12 – 10/2            Vụ thu đông: Gieo 20/8 - 25/9

3.Gieo hạt, làm bầu

Gieo hạt: L­ượng hạt cần gieo cho 15-20 gram/sào. Hạt cần ngâm ủ trong n­ước ấm 54oC (pha 3 sôi + 2 lạnh) từ 6-8  giờ, sau đó rửa sạch, ủ ấm sau 48 giờ, nứt nanh đem gieo.

- Có 3 cách gieo hạt:

+  Nếu đất đã lên luống và bón phân lót có thể gieo thẳng hạt vào hốc, gieo 1 hốc từ 1-2 hạt. Chỉ gieo hạt khi đã ủ và mọc rễ. Khi gieo cần cho rễ đã mọc h­ướng xuống d­ưới và phủ mỏng bằng đất bột.

+ Nếu hạt mọc tốt và chư­a có đất trồng, để dễ chăm sóc cây con cần làm bầu ngay từ đầu. Có thể làm bầu bằng lá chuối, trộn đất và phân chuồng mục theo tỷ lệ 1: 1, sau đó cho vào đầy bầu. Cần xếp bầu trên mặt luống, thoát n­ước tốt và có đủ ánh sáng. Khi gieo hạt chú ý h­ướng rễ xuống dư­ới và phủ mỏng bằng đất bột, sau đó phủ kín bằng rơm, rạ và t­ưới nước. Khi bí mọc cần nhấc rơm, rạ phủ ra ngay và t­ưới  cho bí. Mật độ 320-350 bầu/sào đối với trồng bò lan; 600-700 bầu nếu trồng cắm dàn.

+ Có thể gieo trên luống đã làm kỹ và đảo đều với phân chuồng mục, sau đó phủ đất bột mỏng, cuối cùng phủ kín bằng rơm, rạ và t­ưới đẫm. Khi bí mọc cần nhấc rơm, rạ phủ ra ngay và t­ưới cho bí. Khi cây bí mọc đ­ược 7- 10 ngày có thể mang trồng thẳng ra ruộng đã đ­ược chuẩn bị hoặc trồng trong bầu có kích th­ước 7 x 10 cm khi cây trong bầu có 1,5-2 lá thật thì đem trồng ra ruộng. Chú ý khi trồng xong cần tưới đẫm ngay, các ngày sau cần tưới để giữ ẩm cho bí bén rễ nhanh và không chết.

 

          4. Làm đất

- Cần chọn ruộng trồng bí ở nơi cao ráo, dễ tưới tiêu. Đất sau khi đã được vệ sinh và xử lý để diệt mầm mống sâu, bệnh cần làm luống theo hướng đông - tây và tiện cho việc tưới, tiêu sau này.

- Nếu cắm dàn luống rộng 1,5 m; rãnh rộng 0,3 m; luống cao 0,25 - 0,3 m, trồng 2 hàng trên luống với khoảng cách  0,8 m x 0,5 m. Cắm dàn chữ A, dùng cây dóc cứng, dài 2m để cắm, cần làm dàn chắc, không bị đổ khi có mưa gió to.

- Nếu không cắm dàn làm luống rộng 4- 4,5 m, trồng hai hàng trên luống, hàng cách hàng 3- 3,5m, hốc cách hốc 40- 45 cm, mỗi hốc 1 cây. Chỉ cần làm đất hai bên mép luống, mỗi bên rộng 50 cm để trồng hai hàng

5. Bón lót và trồng

Phân bón lót cần:

- Phân chuồng hoai mục: 300 kg/ sào hoặc 10-15 kg phân vi sinh

- Super lân:  20 - 30 kg/ sào

- Nếu đất chua cần bón thêm 20 kg vôi bột/sào, bổ hốc và bón phân lót đảo đều với đất, khi đảo xong cần phủ đất thành mô ở từng hốc. Sau đó có thể gieo hạt, trồng cây, hoặc trồng cây trong bầu ở trên các mô (hốc) đó.

 

          6.Chăm sóc, bón phân thúc và cắm dàn

- Khi cây bắt đầu có lá thật: có thể hoà loãng đạm urê để tưới cho cây.

+ Thúc lần 1: Khi cây có 3 - 4 lá thật, dùng 3- 4kg đạm ure+ 3kg kali nếu trồng có cắm dàn. Bón 3kg đạm ure+ 2kg kali nếu trồng không cắm dàn, bón xung quanh gốc, kết hợp làm cỏ và vun cho cây.

+ Thúc lần 2: Trước khi cắm dàn (cây bắt đầu leo), dùng 4kg đạm  + 4 kg kali nếu trồng có cắm dàn hoặc bắt đầu ngả ngọn bò dùng 2- 3đạm ure+ 3kg kali nếu trồng không cắm dàn để bón xung quanh gốc, cách gốc 15 - 20 cm, kết hợp vun cao và làm rãnh nông ở giữa luống. Sau đó tưới đẫm hoặc cho nước vào ruộng bí sau 4 tiếng tháo nước và chuẩn bị cắm dàn cho bí, phân bố ngọn bí đều trên mặt ruộng

+ Thúc lần 3: Khi bí đã đậu quả rộ, dùng 3 kg đạm + 4kg kali nếu trồng có cắm dàn; 2kg đạm ure + 2kg kali nếu trồng không cắm dàn để bón. Lúc này có thể hoà với nước phân chuồng để tưới.

 

          7. Tưới tiêu

   Ở giai đoạn đầu sau trồng cần tuới nhẹ thường xuyên cho cây mau bén rễ hồi xanh, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Thời kỳ ra hoa kết qủa bí xanh cần nhiều nước, cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển bình thường.

 

          8. Các biện pháp chăm sóc khác

Vun lần 1 kết hợp với bón thúc lần 1. Vun lần 2 kết hợp với bón thúc lần 2

Bí xanh cần tỉa hết 2-3 nhánh cách gốc 1-1,2m; chỉ để lại 2-3 nhánh sau đó. Nếu thu bí non thì mỗi nhánh có thể để 2-3 quả, nếu để thu bí già thì mỗi nhánh chỉ nên để 1 quả. Sau đó bấm ngọn cho tập trung nuôi quả. Nếu để bí bò khi cây dài 60-70cm có thể dùng đất chặn ngang đốt để cho bí ra rễ bất định, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng của cây.

Nếu thu bí già, chỉ để 1 quả/ thân chính ở lá thứ 13 - 17 là tốt nhất, vặt bỏ nhánh. Nếu thu bí non cần bấm ngọn tạo 2 thân hoặc nuôi thêm 1 nhánh để thu được 2- 3 quả/ cây. Khi bí đã có 8 - 10 lá, cần hái bỏ lá già, lá bị sâu bệnh ở sát gốc. Hái bỏ những quả bí khi mới đậu bị dị dạng, bị sâu bệnh.

 

          9. Phòng trừ  sâu bệnh

Để cho ít cây bị sâu bệnh, thì ngay từ khi cây con (sau mọc 7 - 8 ngày) cần dùng thuốc Validacin, Anvil phun hoặc tưới cho cây. Bí xanh thường bị sâu xanh, rệp, sâu vẽ bùa phá hoại dùng Ofatox 0,1% hoặc Actara, Morefride phun cho cây. Rệp khi mới xuất hiện có thể giết bằng tay hoặc ngắt bỏ ngọn, lá có nhiều rệp. Bọ phấn trắng, bọ nhẩy dùng Sokupi, Dylan. Bệnh sương mai: Phòng bằng Boocdô 1% hoặc Zineb 0,25%, chữa bệnh bằng Ridomil 0,1- 0,2%, Kasuzan 0,2 - 0,3%. Bệnh phấn trắng: dùng Bayleston 0,1% hoặc Bavistin 0,1 %.

 

       10. Thu hoạch

          Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Nếu thu bí non nên thu ở giai đoạn 25 - 30 ngày sau khi đậu. Nếu thu bí già nên thu khi quả đậu 50 - 60 ngày.

 

 

       

 

Bài sưu tầm

Tác giả: Bài sưu tầm
Nguồn: kienxuong.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.326
Hôm qua : 2.464
Tháng 05 : 30.243
Năm 2020 : 300.964