phụ nữ thái bình tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang                     đoàn kết - đổi mới - bình đẳng - phát triển
Chính sách - Pháp luật
Mức phạt mới khi đưa tin bịa đặt trên mạng xã hội

Ngày cập nhật: 03/02/2020

    Chính phủ ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 qui định mức phạt đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa địa đặt trên mạng xã hội.


Theo đó, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận (trước đây Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định mức phạt từ 20 - 30 triệu đồng).

Mức phạt này cũng được áp dụng với một số hành vi khác như:

Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

Cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc…

Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

Nếu tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tới 30 triệu đồng.

Các tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ những thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã đăng tải.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/4/2020./.

 
Phụ nữ Thái Bình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Mận xã Vũ Vân - Vũ Thư được phong tặng Anh hùng Lao động khi vừa tròn 20 tuổi, chị đã có nhiều sáng kiến cải kiến kỹ thuật vận chuyển đất bằng xe cút kít, cầu lao... đưa năng suất lao động vượt từ 300 - 450%.
  • Nguyễn Thị Chiên (sinh 1930), quê ở Tán Thuật, Kiến Xương, nữ anh hùng đầu tiên của quân đội Nhân dân Việt Nam.Trong kháng chiến chống Pháp, chị đã chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật, chị tay không bắt giặc trên đường 39.
  • Nguyễn Thị Lộ (thế kỷ XV) quê ở làng Hải Hồ (Tân Lễ, Hưng Hà) người phụ nữ nhân từ, tài sắc, cùng chồng là Nguyễn Trãi giúp vua Lê Thái Tông trị vì đất nước, truyền dạy nghi thức triều đình.
  • Trần Thị Dung (?-1259) quê làng Phù Ngự (nay thuộc Liên Hiệp - Hưng Hà), người phụ nữ tài sắc vẹn toàn đã cùng với Thái sư Trần Thủ Độ tạo ra sự chuyển giao quyền lực từ triều đình nhà Lý suy tàn sang vương triều nhà Trần cường thịnh.
  • Từ năm 40 đầu công nguyên, nữ tướng Vũ Thị Thục đã chọn vùng đất Tiên La (Đoan Hùng - Hưng Hà) Thái Bình để dấy binh khởi nghĩa dưới cờ Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán được phong hàm "Đông Nhung đại tướng quân".
Phim tài liệu: Thái Bình 130 năm trong n...
  • LIÊN KẾT WEBSITE