phụ nữ thái bình tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang                     đoàn kết - đổi mới - bình đẳng - phát triển
Chính sách - Pháp luật
Tài liệu giới thiệu nội dung cơ bản Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14

Ngày cập nhật: 08/10/2018

    Luật Quốc phòng năm 2018 (số 22/2018/QH14) có 7 chương, 40 điều, giảm 02 chương và 11 điều so với Luật Quốc phòng năm 2005, được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 08/06/2018, tại kỳ họp thứ 5.

Đây là Luật rất quan trọng, chi phối toàn bộ hệ thống pháp luật về quốc phòng, tác động đến hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Luật Quốc phòng năm 2018 đã cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, có nhiều quy định mới, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Luật Quốc phòng năm 2018 quy định nguyên tắc, chính sách, hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng (điều 1). 

2. Những quy định liên quan đến phụ nữ: Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng được Luật quy định rõ tại điều 5: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân; Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật; Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật”. Khoản 5 điều 5 quy định “Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng”. 

Luật Quốc phòng năm 2018 đã bổ sung quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng (điều 6), đặc biệt là việc cấm “Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng” (khoản 6 điều 6).

Luật quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân trong thực hiện Lệnh thiết quân luật, giới nghiêm phù hợp với điều 14 Hiến pháp năm 2013, cụ thể: 

+ Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật bao gồm: 

“a) Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng; 

b) Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người; 

c) Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định; 

d) Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; 

đ) Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin” (khoản 6 điều 21).

+ Các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm: 

“a) Cấm tụ tập đông người; 

b) Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định; 

c) Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định; 

d) Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát; 

đ) Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật” (khoản 5 điều 22)

3. Những quy định liên quan đến trách nhiệm của tổ chức Hội
Luật quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận (trong đó có Hội LHPN Việt Nam) “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về quốc phòng; giám sát việc thực hiện pháp luật về quốc phòng của cơ quan, tổ chức, cá nhân” (Điều 39).

Đối với vấn đề giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật quy định tại khoản 2 điều 10 về nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm: a) Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên, người học trong các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; b) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư./.

Ban CSLP (TW Hội LHPN Việt Nam)
 
Phụ nữ Thái Bình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Mận xã Vũ Vân - Vũ Thư được phong tặng Anh hùng Lao động khi vừa tròn 20 tuổi, chị đã có nhiều sáng kiến cải kiến kỹ thuật vận chuyển đất bằng xe cút kít, cầu lao... đưa năng suất lao động vượt từ 300 - 450%.
  • Nguyễn Thị Chiên (sinh 1930), quê ở Tán Thuật, Kiến Xương, nữ anh hùng đầu tiên của quân đội Nhân dân Việt Nam.Trong kháng chiến chống Pháp, chị đã chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật, chị tay không bắt giặc trên đường 39.
  • Nguyễn Thị Lộ (thế kỷ XV) quê ở làng Hải Hồ (Tân Lễ, Hưng Hà) người phụ nữ nhân từ, tài sắc, cùng chồng là Nguyễn Trãi giúp vua Lê Thái Tông trị vì đất nước, truyền dạy nghi thức triều đình.
  • Trần Thị Dung (?-1259) quê làng Phù Ngự (nay thuộc Liên Hiệp - Hưng Hà), người phụ nữ tài sắc vẹn toàn đã cùng với Thái sư Trần Thủ Độ tạo ra sự chuyển giao quyền lực từ triều đình nhà Lý suy tàn sang vương triều nhà Trần cường thịnh.
  • Từ năm 40 đầu công nguyên, nữ tướng Vũ Thị Thục đã chọn vùng đất Tiên La (Đoan Hùng - Hưng Hà) Thái Bình để dấy binh khởi nghĩa dưới cờ Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán được phong hàm "Đông Nhung đại tướng quân".
Phim tài liệu: Thái Bình 130 năm trong n...
  • LIÊN KẾT WEBSITE