Công trình Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam: Niềm tự hào của nhân dân Thái Bình

Công trình Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam là điểm đến để
nhân dân cả nước bày tỏ lòng kính yêu với Bác.
Dấu ấn trên quê hương Thái Bình
Công trình Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam nằm trong quần
thể kiến trúc Quảng trường Thái Bình thuộc phường Hoàng Diệu, thành phố Thái
Bình. Công trình được triển khai xây dựng từ tháng 10/2018, gồm nhóm tượng Bác
Hồ với nông dân Việt Nam và các mảng phù điêu. Qua nhóm tượng Bác Hồ với nông
dân Việt Nam, chúng ta được gặp lại hình ảnh Bác Hồ trong bộ quần áo giản dị,
nụ cười đôn hậu như đang nói, đang cười với tất cả mọi người. Xung quanh Bác là
các nhân vật như cụ già, phụ nữ, thanh niên, trẻ em... Hàng chục nhân vật nhưng
tất thảy đều đang hướng về Bác, qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ đều thể hiện sự
kính yêu vô bờ bến với Bác cũng giống như sự kính yêu mà nhân dân Việt Nam nói
chung, nhân dân Thái Bình nói riêng vẫn luôn dành cho vị Cha già của dân tộc.
Bằng tất cả các đường nét hài hòa và tinh tế, nhóm tượng đã thể hiện khá đậm
nét và sinh động những tình cảm mà lúc sinh thời Bác Hồ dành cho giai cấp nông
dân và mỗi người nông dân đối với Bác Hồ.
Cùng với nhóm tượng là các mảng phù điêu thể hiện phong cảnh làng
quê Việt Nam, đời sống sinh hoạt, lao động của nông dân Việt Nam, đặc biệt là
hình ảnh của những người nông dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới. Làng quê văn minh, đổi mới, đời sống người nông dân sung túc, ấm no luôn
là mong muốn của Bác Hồ lúc sinh thời. Những mong muốn cháy bỏng của Bác đã và
đang trở thành hiện thực trên mỗi làng quê Việt Nam nói chung, Thái Bình nói
riêng.
Nhà điêu khắc Nguyễn Vũ An, thành viên Hội đồng nghệ thuật, giám
sát mỹ thuật nhận xét: Công trình có bố cục đẹp, độc đáo, tỷ lệ tương xứng đồng
đều, mang tính mỹ thuật cao. Khác với các địa phương khác trong cả nước, Tượng
đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam tại Thái Bình rất đặc biệt, cả một bức phù điêu
và nhóm tượng đều hướng về Bác với một tâm trạng hồ hởi của bao người khi đón
Bác về thăm Thái Bình. Để tô điểm cho quê hương Thái Bình, mặt sau các mảng phù
điêu là hình ảnh sản xuất làng nghề, hoạt động văn hóa, hình ảnh chùa Keo, lễ
hội đền Trần, múa rối nước... Đây là những họa tiết thể hiện sắc thái đặc trưng
văn hóa của Thái Bình.
Phát huy truyền thống “Quê hương năm tấn”
Thái Bình vinh dự được 5 lần đón Bác về thăm, những lần Bác về
thăm đều gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thái Bình cũng là địa phương
đầu tiên đạt năng suất 5 tấn thóc/ha cao nhất toàn miền Bắc, góp công lớn cho
sự nghiệp cách mạng của cả nước. Công trình Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt
Nam được đặt tại Thái Bình đã thể hiện được tình cảm của Bác Hồ dành cho người
dân Thái Bình cũng như tình cảm của người dân Thái Bình đối với Bác. Tượng đài
Bác Hồ với nông dân Việt Nam không chỉ là công trình văn hóa ý nghĩa, là điểm
đến của nhân dân cả nước để tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
đây còn là công trình có giá trị lịch sử, lưu giữ trường tồn những tình cảm Bác
Hồ dành cho nông dân Thái Bình cũng như nông dân cả nước.
Phát huy truyền thống của quê hương, thấm nhuần lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong lần cuối Bác về thăm Thái Bình, Đảng bộ và nhân dân Thái
Bình luôn đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu xây dựng Thái Bình
trở thành “bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất gương mẫu về mọi mặt” như Bác hằng mong.