Nông dân trong huyện chăm sóc, bảo vệ lúa xuân
Ngay sau khi hoàn thành gieo cấy lúa xuân, thực hiện khuyến cáo của ngành chuyên môn, nông dân toàn huyện đã tích cực công tác chăm sóc, bảo vệ.
Ngay sau khi hoàn thành gieo cấy lúa xuân, thực hiện khuyến cáo của ngành chuyên môn, nông dân toàn huyện đã tích cực công tác chăm sóc, bảo vệ.
Một trong những biện pháp quan trọng đó là: ở các diện tích lúa đều được giữ mực nư¬ớc nông thư¬ờng xuyên, đảm bảo trên mặt ruộng từ 2-3 cm. Đối với những diện tích đã cấy được từ 7-10 ngày, nông dân tập trung bón phân thúc sớm, bằng các loại phân NPK chuyên thúc của các Công ty có uy tín, thương hiệu. Trong bón thúc lần 1, sử dụng lượng bón từ 9-10 kg.Sau đó, khoảng từ 10-15 ngày, tiếp tục bón lần 2 với lượng bón từ 5-6 kg.Đối với diện tích lúa có biểu hiện thiếu dinh dưỡng nông dân sẽ bón thêm từ 1-2 kg đạm và 1 kg kali/sào.
Ảnh: Nông dân An Quý bón thúc đợt 1 cho lúa xuân
Riêng diện tích lúa gieo vãi, gieo sạ hàng: Thời gian này, bà con tiếp tục giữ ẩm mặt ruộng, không để khô nẻ hoặc để nước ngập mộng. Đồng thời, tập trung tỉa dặm, kết hợp chăm bón bằng NPK chuyên thúc có hàm lượng đạm và kali cao trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
Do những ngày qua, thời tiết âm u, độ ẩm không khí cao, là điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn xuất hiện. Bà con nông dân cần chú ý không nên để mạ dư thừa trên ruộng lúa cấy; chủ động kiểm tra, phun phòng bệnh đạoôn trên các giống nhiễm bệnh như BC15, Q5, nếp… khi xuất hiện vết bệnh. Bên cạnh đó, tiếp tục đánh bắt chuột bằng mọi biện pháp hạn chế nạn chuột phá hoại, bảo vệ hiệu quả sản xuất./.