A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02/5/2013 của Công Thương của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm tra xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường

Ngày 02 tháng 5 năm 2013 Bộ Công Thương đã ban thành Thông tư số 09/2013/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm tra xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, quy định trình tự, thủ tục giải quyết liên quan đến các hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.

Cục Quản lý thị trường trân trọng giới thiệu nhưng nội dung chính của Thông tư này cụ thể như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường bao gồm:
a) Đối tượng và nội dung kiểm tra; hình thức và căn cứ kiểm tra; thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra; tổ kiểm tra; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra và trách nhiệm của công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra và những người tham gia giúp việc Tổ kiểm tra;
b) Xây dựng, ban hành hoặc phê duyệt kế hoạch, phương án kiểm tra;
c) Tiếp nhận, xử lý thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Trình tự, thủ tục kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính.
2. Hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp và quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, công chức Quản lý thị trường.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính
1. Hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ pháp luật về kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các quy định tại Thông tư này.
2. Hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về thương mại, công nghiệp của các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường; phát hiện, ngăn chặn, xử ký kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trên thị trường; góp phần phát triển sản xuất, bình ổn thị trường, mở rộng lưu thông hàng hóa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.
3. Tuân thủ quy chế công tác và sử dụng đúng các mẫu biên bản, quyết định (gọi tắt là ấn chỉ) theo quy định trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
4. Hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính phải có căn cứ, bảo đảm khách quan, công bằng, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quản lý thị trường và theo quy định của pháp luật.

Chương II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CĂN CỨ,
THẨM QUYỀN KIỂM TRA VÀ TỔ KIỂM TRA

Điều 4. Đối tượng và nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, công nghiệp của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường.
2. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Hình thức và căn cứ kiểm tra
1. Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kiểm tra được xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
2. Kiểm tra đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền theo quy định tại Chương IV của Thông tư này.
Điều 6. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
1. Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra gồm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường và Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường).
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra như sau:
a) Việc giao quyền ban hành quyết định kiểm tra được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc;
b) Việc giao quyền phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung và thời hạn giao quyền;
c) Cấp phó được giao quyền ban hành quyết định kiểm tra phải chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật;
d) Cấp phó được giao quyền không được giao quyền hoặc uỷ quyền cho bất kỳ người nào khác.
Điều 7. Tổ kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra của Quản lý thị trường do Tổ kiểm tra trực tiếp thực hiện.
2. Tổ kiểm tra phải có ít nhất 02 công chức Quản lý thị trường, do một công chức làm Tổ trưởng.
3. Công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra phải:
a) Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý thị trường theo quy định của Bộ Công Thương;
b) Không trong thời gian thi hành xử lý kỷ luật, xem xét kỷ luật hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được thủ trưởng cơ quan quản lý công chức tiến hành xem xét, xác minh làm rõ;
c) Chủ động báo cáo để được phép không tham gia Tổ kiểm tra trong trường hợp có vợ hoặc chồng, con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình hoặc của vợ hoặc của chồng là đối tượng được kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong tổ chức là đối tượng được kiểm tra.
4. Tổ trưởng Tổ kiểm tra, ngoài điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này còn phải có Thẻ kiểm tra thị trường được cấp theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
1. Cử công chức Quản lý thị trường hoặc trực tiếp điều hành Tổ kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra. Ngoài công chức Quản lý thị trường, trường hợp cần thiết có thể cử thêm những người khác thuộc thẩm quyền quản lý của mình tham gia giúp việc cho Tổ kiểm tra.
2. Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị của các công chức được cử đi kiểm tra hoặc tham gia giúp việc Tổ kiểm tra và các nội dung kiểm tra vào Sổ nhật ký kiểm tra của Đội Quản lý thị trường theo quy định.
3. Chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra của Tổ kiểm tra đảm bảo đúng pháp luật và có hiệu quả; kịp thời chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong và khi kết thúc kiểm tra theo báo cáo, kiến nghị của Tổ kiểm tra.
4. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động kiểm tra theo quyết định kiểm tra đã ban hành.
Điều 9. Trách nhiệm của công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra và những người tham gia giúp việc Tổ kiểm tra
1. Tổ trưởng Tổ kiểm tra có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra và phương án kiểm tra theo quy định của Thông tư này;
b) Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường đã ban hành quyết định kiểm tra và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động kiểm tra của Tổ kiểm tra;
c) Phân công công việc cụ thể cho công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra và những người tham gia giúp việc Tổ kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra;
d) Thực hiện quyền hạn của Kiểm soát viên thị trường các cấp đang thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường đã ban hành quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
e) Kết thúc kiểm tra phải báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường đã ban hành quyết định kiểm tra kèm theo hồ sơ vụ việc kiểm tra theo quy định của Thông tư này.
2. Công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra có trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công, điều hành của Tổ trưởng Tổ kiểm tra;
b) Đề xuất với Tổ trưởng Tổ kiểm tra thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật;
c) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với Tổ trưởng Tổ kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo hoặc đề xuất.
3. Những người được cử tham gia giúp việc Tổ kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các công việc theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ kiểm tra và không được trực tiếp tham gia các hoạt động kiểm tra có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.

Chương III
XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT, BAN HÀNH
KẾ HOẠCH KIỂM TRA



Điều 10. Kế hoạch kiểm tra
1. Kế hoạch kiểm tra của cơ quan Quản lý thị trường gồm có:
a) Kế hoạch kiểm tra thường xuyên hằng năm;
b) Kế hoạch kiểm tra theo mặt hàng, lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cần kiểm tra (sau đây gọi tắt là kế hoạch kiểm tra chuyên đề).
2. Kế hoạch kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ ban hành kế hoạch kiểm tra;
b) Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
c) Loại, nhóm đối tượng, mặt hàng hoặc lĩnh vực và địa bàn kiểm tra;
d) Các nội dung kiểm tra;
đ) Thời gian tiến hành kiểm tra;
e) Kinh phí, phương tiện, điều kiện phục vụ kiểm tra;
g) Tổ chức lực lượng kiểm tra, bao gồm cả phối hợp với các cơ quan nhà nước khác để kiểm tra nếu có;
h) Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra;
i) Chế độ báo cáo.
Điều 11. Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Cục Quản lý thị trường
1. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra thường xuyên hằng năm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Thông tư này như sau:
a) Vào tuần thứ hai của tháng 11 hằng năm, căn cứ tình hình thị trường, yêu cầu công tác quản lý thị trường hoặc theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền, Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra của Cục trong năm tiếp theo trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt trước ngày 30 tháng 11 hằng năm và triển khai tổ chức việc thực hiện;
b) Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt phải gửi Thanh tra Bộ Công Thương, Sở Công Thương và Chi cục Quản lý thị trường các bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Chi cục Quản lý thị trường) để biết, phối hợp công tác.
2. Việc xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này như sau:
a) Căn cứ tình hình diễn biến thị trường phát sinh những vấn đề, lĩnh vực, nội dung, địa bàn cần phải tập trung kiểm tra ngăn chặn hoặc theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền, Cục Quản lý thị trường chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề và triển khai tổ chức việc thực hiện;
b) Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề được ban hành phải gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương để báo cáo và Chi cục Quản lý thị trường để biết, phối hợp công tác.
3. Kế hoạch kiểm tra của Cục Quản lý thị trường được xây dựng, phê duyệt, ban hành theo quy định tại Điều này tập trung kiểm tra những đối tượng kinh doanh quy mô lớn hoặc hoạt động kinh doanh trên nhiều địa bàn hoặc ở những địa bàn trọng điểm, liên tuyến, liên vùng.
Điều 12. Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường
1. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra thường xuyên hằng năm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Thông tư này như sau:
a) Vào tuần thứ nhất của tháng 12 hằng năm, căn cứ tình hình thị trường, yêu cầu công tác quản lý thị trường trên địa bàn hoặc theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền, Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra của Chi cục trong năm tiếp theo trình Giám đốc Sở Công Thương phê duyệt trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và triển khai tổ chức việc thực hiện;
b) Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt phải gửi các Đội Quản lý thị trường trực thuộc để thực hiện và Cục Quản lý thị trường để báo cáo, theo dõi việc thực hiện.
2. Việc xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này như sau:
a) Căn cứ tình hình diễn biến thị trường phát sinh những vấn đề, lĩnh vực, nội dung, địa bàn cần phải tập trung kiểm tra ngăn chặn trên địa bàn địa phương hoặc theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền, Chi cục Quản lý thị trường chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề và triển khai tổ chức việc thực hiện;
b) Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề được ban hành phải gửi các Đội Quản lý thị trường trực thuộc để thực hiện, Giám đốc Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường để báo cáo, theo dõi việc thực hiện.
Điều 13. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra của Đội Quản lý thị trường
1. Trong thời hạn chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch kiểm tra của cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp được phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Điều 11 và 12 của Thông tư này, các Đội Quản lý thị trường trực thuộc căn cứ kế hoạch nói trên có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra trên địa bàn hoặc theo lĩnh vực được giao nhiệm vụ;
b) Trình Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp phê duyệt kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai việc thực hiện.
2. Kế hoạch kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm tra;
b) Nội dung kiểm tra;
c) Dự kiến tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kinh doanh được kiểm tra;
d) Dự kiến thời gian tiến hành kiểm tra;
đ) Phân công công chức thực hiện kiểm tra;
e) Dự kiến cơ quan phối hợp kiểm tra nếu có.
3. Căn cứ kế hoạch kiểm tra được xây dựng và phê duyệt theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Thông báo việc kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra ít nhất ba ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;
b) Ban hành quyết định kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân được kiểm tra;
c) Tổ chức, chỉ đạo, điều hành việc kiểm tra theo quyết định kiểm tra;
d) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp kết quả kiểm tra khi kết thúc việc kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Điều này.

Chương IV
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ XÂY DỰNG
PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA ĐỘT XUẤT



Điều 14. Thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất
1. Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân.
3. Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân.
4. Thông tin từ phát hiện của công chức quản lý địa bàn, công chức được giao nhiệm vụ trinh sát, theo dõi, phát hiện vi phạm hành chính hoặc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
5. Thông tin từ văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
Điều 15. Tiếp nhận và xử lý thông tin
1. Công chức thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại Điều 14 của Thông tư này phải báo cáo ngay bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường trực tiếp để xử lý thông tin.
2. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin quy định tại Điều 14 của Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường tiếp nhận thông tin xử lý như sau:
a) Trường hợp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật là có căn cứ cần phải tiến hành kiểm tra ngay để ngăn chặn thì ban hành quyết định kiểm tra theo thẩm quyền hoặc báo cáo ngay bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp có thẩm quyền để tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật chưa đủ căn cứ để kiểm tra thì tổ chức ngay việc thẩm tra, xác minh thông tin theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này.
Điều 16. Trường hợp kiểm tra ngay
1. Trừ trường hợp pháp luật sở hữu công nghiệp có quy định khác, việc kiểm tra ngay theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Thông tư này được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc vừa thực hiện xong thì bị phát hiện, đang chạy trốn hoặc đang tẩu tán, tang vật, phương tiện vi phạm mà nhiều người cùng nhìn thấy (sau đây gọi tắt là hành vi vi phạm pháp luật quả tang);
b) Nếu không tiến hành kiểm tra ngay thì đối tượng vi phạm sẽ bỏ trốn, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ hoặc để ngăn chặn, hạn chế kịp thời hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra (sau đây gọi tắt là trường hợp khẩn cấp).
c) Văn bản đề xuất của công chức Quản lý thị trường về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật là có đủ căn cứ để kiểm tra;
d) Theo văn bản chỉ đạo kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền;
2. Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra hoặc tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra chịu trách nhiệm về việc kiểm tra ngay theo quy định tại Điều này.
Điều 17. Tổ chức thẩm tra, xác minh thông tin
1. Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin có trách nhiệm:
a) Tổ chức ngay việc thẩm tra, xác minh thông tin tiếp nhận được theo quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 15 của Thông tư này;
b) Có văn bản chỉ đạo về các nội dung cần phải thẩm tra, xác minh thông tin và tên công chức được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh thông tin.
2. Công chức Quản lý thị trường được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh thông tin theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Tiến hành ngay việc thẩm tra, xác minh thông tin theo đúng sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên giao nhiệm vụ;
b) Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh bằng văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều này với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên giao nhiệm vụ để xem xét xử lý kết quả thẩm tra, xác minh theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
3. Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh thông tin của công chức Quản lý thị trường được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ tiến hành thẩm tra, xác minh;
b) Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người thực hiện thẩm tra xác minh;
c) Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức hoặc địa điểm thẩm tra, xác minh;
d) Thời gian thẩm tra, xác minh;
đ) Nội dung và kết quả thẩm tra, xác minh;
e) Đề xuất, kiến nghị của người thực hiện thẩm tra, xác minh;
g) Họ tên và chữ ký của người báo cáo.
Điều 18. Xử lý kết quả thẩm tra, xác minh thông tin
Ngay sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh thông tin của công chức Quản lý thị trường, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường tiếp nhận báo cáo có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả thẩm tra, xác minh thông tin và xử lý như sau:
1. Trường hợp kết quả thẩm tra, xác minh là có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì quyết định việc kiểm tra theo thẩm quyền hoặc báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp có thẩm quyền để tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Thông tư này;
2. Trường hợp kết quả thẩm tra, xác minh không có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo hoặc đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính.
Điều 19. Phương án kiểm tra
1. Trừ trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 16 và trường hợp kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Chương III của Thông tư này, trước khi ban hành quyết định kiểm tra đột xuất phải có phương án kiểm tra để bảo đảm việc kiểm tra đúng pháp luật và có kết quả.
2. Phương án kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ tiến hành kiểm tra;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kinh doanh được kiểm tra;
c) Nội dung và phạm vi kiểm tra;
d) Phân công công chức thực hiện việc kiểm tra;
đ) Dự kiến phương pháp, cách thức tiến hành kiểm tra;
e) Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc việc kiểm tra;
g) Dự kiến vi phạm hành chính và văn bản quy phạm pháp luật áp dụng;
h) Dự kiến tình huống phát sinh và biện pháp xử lý nếu có;
i) Dự kiến về phương tiện, điều kiện phục vụ kiểm tra nếu có;
k) Dự kiến cơ quan phối hợp nếu có;
l) Họ tên, chữ ký của người ban hành và con dấu.
3. Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra có trách nhiệm xây dựng, ban hành, giám sát việc thực hiện phương án kiểm tra theo quy định tại Điều này.
Điều 20. Bảo mật thông tin
Các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính quy định tại Chương này phải được bảo mật theo quy định và không được tiết lộ cho những người không có thẩm quyền liên quan trực tiếp đến vụ việc.



Chương V
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA
VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 

Điều 21. Ban hành quyết định kiểm tra
1. Trừ trường hợp vi phạm pháp luật quả tang, mọi trường hợp kiểm tra đều phải có quyết định bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền.
2. Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền chỉ ban hành quyết định kiểm tra khi:
a) Có căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b) Đúng với thẩm quyền, địa bàn hoặc lĩnh vực kiểm tra được giao nhiệm vụ.
3. Nội dung của quyết định kiểm tra theo mẫu quy định.
4. Nội dung kiểm tra của quyết định kiểm tra phải:
a) Đúng đối tượng, nội dung kiểm tra quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
b) Đúng đối tượng, nội dung, thời hạn kiểm tra ghi trong kế hoạch kiểm tra được xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Chương III của Thông tư này và trong một năm không được tiến hành kiểm tra quá một lần về cùng một nội dung đối với đối tượng kiểm tra;
c) Đúng đối tượng, nội dung về hành vi vi phạm hành chính hoặc dấu hiệu vi phạm hành chính đã tiếp nhận hoặc kết quả thẩm tra, xác minh trong trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại Chương IV của Thông tư này;
5. Quyết định kiểm tra có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 22. Thực hiện quyết định kiểm tra
1. Quyết định kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Chương III của Thông tư này phải được thực hiện trong thời hạn chậm nhất năm ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra.
2. Quyết định kiểm tra đột xuất theo quy định tại Chương IV của Thông tư này phải tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.
3. Khi tiến hành kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải:
a) Xuất trình Thẻ kiểm tra thị trường và công bố quyết định kiểm tra với đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra;
b) Thông báo cho đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra về các công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra, những người tham gia giúp việc của Tổ kiểm tra, cơ quan phối hợp và người chứng kiến nếu có;
c) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra.
4. Tổ trưởng Tổ kiểm tra tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền của mình phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền đã ban hành quyết định kiểm tra để kịp thời xử lý.
5. Khi tiến hành kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra được quyền:
a) Yêu cầu đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra cung cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Kiểm tra hàng hóa, dụng cụ sản xuất, kinh doanh; kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, buôn bán, lưu giữ hàng hóa có liên quan đến nội dung kiểm tra. Trường hợp đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra trốn tránh hoặc cản trở việc kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, buôn bán, lưu giữ hàng hóa mà có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần phải kiểm tra, thu giữ thì đề xuất với người có thẩm quyền ban hành quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Thu thập tài liệu, chứng cứ, giải trình của đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra tại nơi kiểm tra;
d) Lấy mẫu hàng hóa để trưng cầu kiểm nghiệm, giám định khi cần thiết theo quy định của pháp luật;
đ) Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi cần thiết theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
e) Lập biên bản theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này khi kết thúc việc kiểm tra.
6. Thời hạn kiểm tra trực tiếp:
a) Thời hạn mỗi cuộc kiểm tra trực tiếp không quá 05 ngày làm việc và được tính từ thời điểm công bố quyết định kiểm tra đến ngày kết thúc việc kiểm tra trực tiếp tại nơi kiểm tra;
b) Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn kiểm tra trực tiếp có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn kiểm tra trực tiếp do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản;
c) Thời gian đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra không tính vào thời hạn kiểm tra trực tiếp quy định tại khoản này.
Điều 23. Xử lý nội dung kiểm tra phát sinh trong quá trình kiểm tra
1. Trường hợp kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm tra có hành vi vi phạm pháp luật ngoài nội dung ghi trong quyết định kiểm tra thì Tổ kiểm tra được tiến hành kiểm tra ngay mà không phải đề nghị Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra bổ sung nội dung kiểm tra đối với hành vi vi phạm hành chính đã phát hiện.
2. Trường hợp kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật ngoài nội dung kiểm tra mà xét thấy cần phải tiến hành kiểm tra làm rõ hành vi vi phạm thì Tổ kiểm tra phải có văn bản đề nghị Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra bổ sung nội dung có dấu hiệu vi phạm hành chính cần kiểm tra làm rõ. Chỉ sau khi có quyết định kiểm tra bổ sung nội dung kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền thì Tổ kiểm tra mới tiến hành kiểm tra đối với nội dung kiểm tra được bổ sung.
Điều 24. Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính
1. Căn cứ kết quả kiểm tra, Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính ngay sau khi kết thúc kiểm tra tại nơi kiểm tra trong ngày làm việc, như sau:
a) Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều chấp hành đúng pháp luật thì Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra;
b) Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều phát hiện có hành vi vi phạm hành chính hoặc trong trường hợp vi phạm pháp luật quả tang thì Tổ kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Trường hợp kết quả có nội dung kiểm tra chấp hành đúng pháp luật, có nội dung kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính thì Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra, đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã phát hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
d) Trường hợp kết quả có nội dung kiểm tra chấp hành đúng pháp luật, có nội dung kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, có nội dung kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm hành chính cần phải thẩm tra, xác minh làm rõ thì Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra để tổ chức thẩm tra, xác minh theo quy định của Thông tư này hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Biên bản kiểm tra phải lập theo đúng mẫu quy định. Khi lập biên bản kiểm tra phải có mặt đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra. Trường hợp đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra vắng mặt hoặc cố tình trốn tránh thì phải có người chứng kiến việc lập biên bản và ghi rõ lý do vắng mặt hoặc trốn tránh vào biên bản; trường hợp đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra từ chối ký biên bản kiểm tra thì phải có người chứng kiến việc lập biên bản và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.
3. Nội dung biên bản kiểm tra:
a) Biên bản kiểm tra phải ghi đầy đủ, chính xác, trung thực kết quả nội dung kiểm tra, ý kiến của đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra, cơ quan phối hợp kiểm tra, người chứng kiến nếu có theo quy định tại khoản 2 Điều này và ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị đề xuất của Tổ kiểm tra đối với vụ việc kiểm tra;
b) Có chữ ký của đại diện các bên liên quan đến việc kiểm tra, lập biên bản. Trường hợp biên bản có nhiều trang, nhiều liên kể cả phụ lục biên bản, bảng kê tang vật, phương tiện vi phạm thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang, từng liên của biên bản, phụ lục và bản kê kèm theo.
4. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ thời điểm lập xong biên bản kiểm tra hoặc biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều này, Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải chuyển hồ sơ vụ việc đến Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra để xử lý kết quả kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính phát hiện được theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này thuộc trường hợp xử phạt không lập biên bản vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ kiểm tra ban hành ngay quyết định xử phạt theo thẩm quyền và báo cáo kết quả kèm theo hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt hành chính với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
Điều 25. Xử lý kết quả kiểm tra
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc kiểm tra của Tổ kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra phải xem xét xử lý kết quả kiểm tra như sau:
1. Trường hợp đã lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này và trong thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra phải xem xét quyết định việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của mình hoặc làm thủ tục trình hoặc chuyển giao hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại của Thông tư này.
2. Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng chưa đủ căn cứ kết luận về vi phạm hành chính thì tổ chức thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra để kết luận theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này.
Điều 26. Thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra
1. Theo yêu cầu cụ thể của vụ việc kiểm tra, việc tổ chức thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra có thể thực hiện một hoặc nhiều hình thức như sau:
a) Mời đối tượng được kiểm tra đến làm việc;
b) Làm việc với đối tượng kiểm tra khi đối tượng kiểm tra có yêu cầu;
c) Làm việc với tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc kiểm tra;
d) Cử người xác minh hoặc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm tra, xác minh;
đ) Lấy mẫu hàng hóa để kiểm nghiệm, giám định;
e) Xin ý kiến chuyên môn của chuyên gia hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan;
g) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra hoặc thụ lý vụ việc kiểm tra phải xem xét xử lý như sau:
a) Trường hợp không có hành vi vi phạm pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức được kiểm tra biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận;
b) Trường hợp có hành vi vi phạm hành chính phải lập ngay biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và xem xét quyết định việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của mình hoặc làm thủ tục trình hoặc chuyển giao hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại của Thông tư này.
Điều 27. Xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 28. Thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền của ngành khác
1. Đối với vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan Quản lý thị trường kiểm tra phát hiện hoặc chủ trì kiểm tra phát hiện nhưng thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các ngành khác thì thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền đã ban hành quyết định kiểm tra hoặc đang thụ lý vụ việc phải:
a) Có văn bản chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
b) Chuyển giao đầy đủ hồ sơ vụ việc và tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu có khi chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính;
c) Lập biên bản giao nhận hồ sơ và tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu có giữa bên giao và bên nhận;
d) Tiếp tục bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu có khi chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt có yêu cầu.
2. Đối với vụ việc vi phạm hành chính do Quản lý thị trường kiểm tra phát hiện hoặc chủ trì kiểm tra phát hiện nhưng xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền đã ban hành quyết định kiểm tra hoặc đang thụ lý vụ việc phải chuyển giao ngay vụ việc cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Việc chuyển giao hồ sơ, tang vật và thủ tục giao, nhận thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 29. Thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường
1. Việc chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc vi phạm hành chính phải:
a) Có văn bản báo cáo ngay với người có thẩm quyền xử phạt về việc chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính;
b) Chuyển giao đầy đủ hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính và lập biên bản giao nhận hồ sơ giữa bên giao và bên nhận;
c) Tiếp tục bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu có khi chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt có yêu cầu.
3. Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp có thẩm quyền xử phạt tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 30. Thủ tục trình vụ việc vi phạm hành chính
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường hoặc Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường phải trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp sau đây:
a) Vụ việc có nhiều loại hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, trong đó có vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường;
b) Vụ việc vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường;
c) Vụ việc vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt hành chính của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường.
2. Không được chia, tách một vụ việc vi phạm hành chính để xử phạt hành chính nhiều lần cho phù hợp với thẩm quyền của mình trừ trường hợp có hành vi vi phạm hành chính phải chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền khác.
Điều 31. Thủ tục tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan Quản lý thị trường
1. Việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan Quản lý thị trường như sau:
a) Phải có văn bản chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính của người có thẩm quyền của cơ quan chuyển giao;
b) Chỉ tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính chuyển giao trong trường hợp xét thấy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Quản lý thị trường và thẩm quyền xử phạt của cấp mình;
c) Làm thủ tục tiếp nhận việc chuyển giao với bên chuyển giao theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 28 của Thông tư này.
2. Trong thời hạn của pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy định, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường tiếp nhận chuyển giao có trách nhiệm xem xét, quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 29 và 30 của Thông tư này.
Điều 32. Quản lý, lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
1. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính bao gồm toàn bộ tài liệu có liên quan đến việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi kết thúc vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường thụ lý vụ việc tổ chức lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
3. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải có bảng kê các tài liệu có trong hồ sơ và được đánh bút lục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính được lưu trữ theo quy định như sau:
a) Cấp nào ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính kết thúc vụ việc phải lưu trữ hồ sơ vụ việc ở cấp đó;
b) Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Chi cục Quản lý thị trường lưu trữ hồ sơ vụ việc tại Chi cục Quản lý thị trường;
c) Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Đội Quản lý thị trường trên địa bàn đó lưu trữ hồ sơ vụ việc.
5. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải được bảo quản, lưu trữ và tiêu huỷ tài liệu hết giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

 

Chương VI
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 

Điều 33. Quy định chung về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, những người của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm:
a) Bảo đảm việc áp dụng biện các pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là có căn cứ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tuân thủ đúng thủ tục quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 34. Ban hành quyết định khám người theo thủ tục hành chính, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính
1. Trừ trường hợp cần phải khám ngay theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, mọi trường hợp khám người theo thủ tục hành chính, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là khám) đều phải có quyết định khám bằng văn bản của người có thẩm quyền.
2. Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường chỉ ban hành quyết định khám khi:
a) Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật được tiếp nhận, xử lý thông tin, tổ chức thẩm tra xác minh thông tin, xử lý kết quả thẩm tra xác minh thông tin, bảo mật thông tin thực hiện tương tự như quy định tại Điều 14, 15, 16, 17, 18 và 20 hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b, đ khoản 5 Điều 22 của Thông tư này;
b) Đúng với thẩm quyền, địa bàn hoặc lĩnh vực kiểm tra được giao nhiệm vụ;
c) Có phương án tổ chức khám theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này để bảo đảm việc tổ chức khám đúng pháp luật và có kết quả.
Điều 35. Phương án tổ chức khám
1. Trừ trường hợp cần phải khám ngay theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, những người của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định khám có trách nhiệm xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện phương án tổ chức khám quy định tại Điều này.
2. Phương án tổ chức khám phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ tiến hành khám;
b) Đối tượng khám hoặc nơi khám;
c) Lý do khám;
d) Phạm vi khám;
đ) Phân công công chức thực hiện việc khám;
e) Dự kiến phương pháp, cách thức tiến hành khám;
g) Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc việc khám;
h) Dự kiến tình huống phát sinh và biện pháp xử lý;
i) Dự kiến vi phạm hành chính và văn bản quy phạm pháp luật áp dụng;
k) Dự kiến phương tiện, điều kiện phục vụ việc khám nếu có;
l) Dự kiến cơ quan phối hợp nếu có.
m) Họ tên, chữ ký của người ban hành và con dấu.
Điều 36. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định khám và xử lý kết quả khám
Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định khám; xử lý nội dung phát sinh trong quá trình khám; lập biên bản khám, biên bản vi phạm hành chính; xử lý kết quả khám; thẩm tra xác minh, bổ sung tài liệu chứng cứ; xử phạt vi phạm hành chính; chuyển giao, tiếp nhận, trình hồ sơ vụ việc và quản lý lưu giữ hồ sơ thực hiện tương tự như quy định từ Điều 22 đến Điều 32 của Thông tư này.

 

Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 37. Trách nhiệm thực hiện
1. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Cục Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
b) Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra lực lượng Quản lý thị trường địa phương trong việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
c) Thực hiện chế độ báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công Thương tình hình, kết quả công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Cục Quản lý thị trường và lực lượng Quản lý thị trường theo quy định;
d) Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công Thương các biện pháp tổ chức thực hiện hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư này khi cần thiết.
2. Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Phê duyệt kế hoạch kiểm tra hàng năm của cơ quan Quản lý thị trường địa phương;
b) Theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của cơ quan và công chức Quản lý thị trường địa phương theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường địa phương theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
b) Tổ chức thực hiện văn bản chỉ đạo kiểm tra, quyết định kiểm tra của Cục Quản lý thị trường hoặc phối hợp với Cục Quản lý thị trường, lực lượng Quản lý thị trường của địa phương khác để kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính khi được yêu cầu;
c) Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các Đội Quản lý thị trường trực thuộc trong việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư này;
d) Thực hiện chế độ báo cáo với Giám đốc Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường tình hình, kết quả công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường địa phương theo quy định.
4. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
b) Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp tình hình, kết quả công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Đội Quản lý thị trường trên địa bàn hoặc lĩnh vực được giao.
5. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có liên quan ở trung ương và địa phương, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ vụ việc kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan Quản lý thị trường;
b) Phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan Quản lý thị trường;
c) Phối hợp tổ chức thực hiện các quyết định kiểm tra, quyết định khám, quyết định xử phạt và các quyết định khác của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền.
Điều 38. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Bãi bỏ các Thông tư của Bộ Công Thương số 26/2009/TT-BCT ngày 26 tháng 8 năm 2009 quy định quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường; số 12/2008/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Theo Cục QLTT


Nguồn:socongthuongold.www.knparagon.com Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới