Văn bản mới ban hành
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Khoa học công nghệ - “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội

Dây chuyền đóng lon của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen.

 

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

 

Mô hình ứng dụng công nghệ mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa được thực hiện tại 8 xã: Bình Định (Kiến Xương), Nam Hồng (Tiền Hải), Nguyên Xá (Đông Hưng), Thụy Văn (Thái Thụy), Vũ Hội (Vũ Thư), Độc Lập (Hưng Hà), Đông Thọ (thành phố Thái Bình), An Thái (Quỳnh Phụ) do Công ty TNHH Một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp thuộc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện trong hai năm 2015, 2016. Theo đó, mô hình đã chuyển giao cho mỗi xã 2 máy cấy, 1 máy gieo mạ, hơn 400 khay làm mạ và kỹ thuật làm mạ khay, cách sử dụng máy cấy cho người dân. Để đánh giá sát thực hiệu quả của mô hình trên đồng đất từng vùng, Công ty đã phối hợp với các HTX cấy thử nghiệm các giống truyền thống như BC15, TBR45, Bắc thơm… trên diện tích 20ha/xã. Kết quả, công nghệ mạ khay, máy cấy giúp giảm chi phí sản xuất, nhân lực lao động, tăng năng suất cây trồng và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cấy tay. Cụ thể, năng suất cấy gấp 25 - 27 lần, tiết kiệm 1/2 lượng thóc giống, cây mạ khỏe, phát triển nhanh sau cấy. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi thông qua hình thức xây dựng, nhân rộng các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc mở các lớp tập huấn, dạy nghề... đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, hình thành các mô hình cơ giới hóa, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước đổi mới lối tư duy sản xuất của người nông dân.

 

Đi đôi với việc ứng dụng các mô hình nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, khoa học công nghệ (KHCN) còn góp phần đưa nhanh các giống mới vào sản xuất. Năm 2016, việc sản xuất giống khoai tây nguyên chủng theo công nghệ khí canh có thêm bước tiến mới khi công nghệ này đã giúp chủ động được nguồn giống cung ứng cho khoảng 1.500ha diện tích vụ đông với giá thành thấp so với giống nhập nội. Nhờ thành tựu nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, người nông dân đã tiếp cận được với những loại cây, con có giá trị kinh tế cao như nấm rơm, nấm linh chi, nấm đầu khỉ, nấm đùi gà, ong ngoại, cá nheo mỹ, cá bống bớp, cá chim vây vàng, cá hồng đỏ... Từ đó, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

 

Tạo sức bật cho công nghiệp, dịch vụ

 

Không chỉ cho ra đời những mô hình, cây, con mới trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng KHCN còn tạo sức bật cho lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung hỗ trợ các cơ quan hành chính áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động; nâng cấp dây chuyền công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm cho các doanh nghiệp; đầu tư bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất như: dây chuyền sản xuất sứ dân dụng cao cấp tại Công ty Cổ phần Gạch men sứ Long Hầu; dây chuyền đóng lon công suất 50.000 lon/giờ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen... Tạo lập và xây dựng thương hiệu cho những cây, con chủ lực, nhiều địa phương, đơn vị đã bước đầu quan tâm xây dựng, bảo vệ thương hiệu như quản lý nhãn hiệu tập thể “Bạc Đồng Xâm”, “Tỏi Thái Thụy”, “Ngao Thái Bình” nhằm quảng bá và phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống của địa phương.

 

 

Xã Độc Lập (Hưng Hà) đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.

  

Ngoài những đóng góp cho ngành kinh tế, các thành tựu KHCN được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ngành Y tế tích cực đưa trang thiết bị hiện đại, áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh, hoạt động y tế dự phòng, sản xuất dược phẩm, vật tư y tế; ngành Giáo dục chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học; ngành Tài nguyên và Môi trường quan tâm nghiên cứu, ứng dụng cải thiện môi trường, nguồn nước như: mô hình bổ sung nhân tạo làm nhạt hóa nước ngầm; ứng dụng khảo nghiệm, tuyển chọn một số loài cây ngập mặn phù hợp với vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Những “cú hích” từ chính sách

 

Để khuyến khích cũng như hỗ trợ việc ứng dụng KHCN vào các lĩnh vực, những năm qua, UBND bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất đã ban hành nhiều chính sách đồng bộ, trong đó có Quyết định số 25/2006/QĐ-UBND ngày 27/3/2006 về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất; Quyết định số 3088/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 về phân bổ vốn khoa học và công nghệ năm 2016 để thực hiện 71 nhiệm vụ khoa học, trong đó có 19 đề tài từ năm 2015 chuyển sang và 52 đề tài của năm 2016... Những chính sách này đã tạo tiền đề quan trọng cho các ngành, đơn vị, địa phương chủ động tiếp cận và thực hiện hiệu quả việc đưa ứng dụng KHCN vào các lĩnh vực.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Thực hiện lời dạy của Bác, thời gian tới, ngành Khoa học và Công nghệ tiếp tục nắm bắt, chuyển giao, ứng dụng các thành tựu mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp, các ngành đầu tư nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị lập, quản lý và sử dụng quỹ phát triển KHCN. Bên cạnh đó sẽ đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ; tăng cường hợp tác quốc tế đưa nhanh các tiến bộ KHCN tiên tiến vào các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế - xã hội của bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất.

 


Tác giả: Hoàng Lanh
Nguồn: sokhcn.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết