Chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 4
Hôm nay : 1.036
Tháng 05 : 11.939
Quý 2 : 64.155
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Bộ luật Lao động đi vào vận hành sẽ hình thành một thị trường lao động đồng bộ, lành mạnh và hội nhập

Sáng ngày 11/3/2020, tại Trụ sở Bộ, Bộ trường Đào Ngọc Dung chủ trì buổi làm việc với các đơn vị liên quan về tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Thứ trưởng: Lê Tấn Dũng, Lê Quân, Nguyễn Thị Hà, Lê Văn Thanh cùng Lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

Ngày 06/01/2020 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 24/QĐ-TTg ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, bộ luật, nghị quyết được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và ngày 02/01/2020, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH đã ban hành Quyết định số 03/QĐ-LĐTBXH về Chương trình công tác năm 2020. Theo đó, tổng số văn bản Chính phủ giao Bộ LĐ-TBXH xây dựng quy định chi tiết Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm: 14 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng và 08 Thông tư.

IMG-7812.jpg

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu chỉ đạo Phiên họp

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng việc Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động là quyết định có ý nghĩa lớn bởi Bộ luật có phạm vi, đối tượng rộng, liên quan tới hàng chục triệu lao động có quan hệ lao động và chưa có quan hệ lao động trong cả khu vực chính thức và phi chính thức trên cả nước. Bộ luật Lao động gồm 17 Chương và 220 Điều với nhiều nội dung mới, thậm chí có những nội dung Việt Nam chưa có tiền lệ. Trong Bộ luật đã hạn chế những nội dung chung chung để giao lại cho Chính phủ và Bộ LĐ-TBXH, tuy nhiên do tính chất phức tạp và nhiều vấn đề cần tiếp tục lấy ý kiến và nội luật hóa để đảm bảo theo công ước Quốc tế do đó cần ban hành 22 văn bản khác nhau gồm 14 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 08 Thông tư của Bộ LĐ-TBXH.Theo Bộ trưởng, những văn bản được xây dựng có nội dung phức tạp như: vấn đề tổ chức đại diện của người lao động, thương lượng tập thể, tiền lương tối thiểu, tuổi nghỉ hưu, đảm bảo bình đẳng giới, vấn đề lao động trẻ em.... "Tất cả những vấn đề đó các đơn vị phải nghiên cứu thấu đáo làm sao để vừa phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn giải quyết được khúc mắc và phù hợp với các cam kết quốc tế" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

PSX-20200311-085526.jpg

Ông Nguyễn Văn Bình - Vụ trưởng Vụ Pháp chế báo cáo tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Bộ trưởng yêu cầu trước hết phải thực hiện đúng cam kết trước Quốc hội, Chính phủ khi Bộ luật Lao động có hiệu lực vào ngày 01/01/2021, các văn bản dưới luật, các thông tư do Bộ chịu trách nhiệm cũng đồng thời được ban hành, khắc phục tình trạng Bộ luật phải chờ nghị định, chờ văn bản dưới luật. Theo Bộ trưởng, thời gian còn rất ngắn, tính tới thời điểm này thời gian chuẩn bị cho các văn bản chỉ còn 3 tháng, chậm nhất đến ngày 01/6 các dự thảo Nghị định, Thông tư phải được đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ để lấy ý kiến nhân dân, các Bộ, ngành rộng rãi...

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị phải kế thừa được những chính sách hiện hành, những gì còn phù hợp thì kế thừa, những gì lạc hậu cần điều chỉnh, đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với thị trường lao động theo kinh tế thị trường, tránh áp đặt, 1 chiều.

IMG-MD-4163.JPG

Quang cảnh Phiên họp

"14 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng, 8 Thông tư đều về những vấn đề còn nhiều ý kiến góp ý khác nhau. Đây là những vấn đề có tính chất nhạy cảm phải nghiên cứu kỹ, đặc biệt đánh giá tác động thật sâu sắc, phải lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với những đối tượng chịu tác động nhiều nhất như người lao động, tổ chức đại diện người lao động, cơ quan quản lý người lao động" - Bộ trưởng Đào ngọc Dung yêu cầu.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh những nội dung có nội hàm tương đối gần nhau, đồng bộ thì ghép vào trong một văn bản để tránh xây dựng quá nhiều văn bản, tích hợp chính sách, giảm tải chính sách.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị vẫn phải đảm bảo đúng quy trình, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Quá trình đó cần  tăng cường các giải pháp về công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến, báo cáo, ý kiến chuyên gia để có những ý kiến sắc xảo, đóng góp thiết thực hơn cho các văn bản đang xây dựng.

Đồng thời, Bộ trưởng yêu cầu tăng cường sự phối hợp với cơ quan thẩm định cũng như các đơn vị trong Bộ. Cho rằng Cục Quan hệ lao động và tiền lương là đơn vị xây dựng nhiều văn bản nhất, với nội dung phức tạp, do đó Bộ trưởng yêu cầu đơn vị cần tăng cường sự chỉ đạo và chủ động ngay từ đầu trong triển khai công việc.

Đối với lĩnh vực An toàn lao động, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, những ngành nghề công việc nặng nhọc độc hại là nội dung được các đại biểu Quốc hội và xã hội quan tâm. Do đó Bộ trưởng đề nghị Thông tư này cần lấy ý kiến rộng rãi, đăng báo chí và lấy ý kiến Bộ Y tế trước khi Bộ trưởng ban hành thông tư này. Tiếp đó là vấn đề giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động từ 1 % xuống còn 0,5% nhằm hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp phát triển.

Về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng cho biết trong Bộ luật đã giải quyết 3 vấn đề cơ bản đi trước một bước, nếu sửa tốt những nội dung này trong Nghị định sẽ là nền tảng để tiến hành giải quyết triệt để tình trạng trốn nợ bảo hiểm xã hội, nợ đóng bảo hiểm xã hội. Mở đường cho việc phát triển bảo hiểm tự nguyện để tiến tới thực hiện bảo hiểm đa tầng, bảo hiểm xã hội toàn dân trên cơ sở nguyên tắc đóng hưởng bình đẳng và chia sẻ.

Về vấn đề Thông tư liên quan đến Cục Trẻ em, đây là vấn đề xã hội đang rất quan tâm, do đó Thông tư này cụ thể hóa tinh thần chỉ thị của Thủ tướng đặc biệt về phòng ngừa những vấn đề xâm hại bạo lực trẻ em và lao động trẻ em trong tình hình mới, nhất là chống lao động có tính chất cưỡng bức, lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, vi phạm những điều ước Quốc tế.

Cuối cùng, Bộ trưởng yêu cầu tất cả những văn bản được Bộ luật giao phải đảm bảo tiến độ về thời gian, chất lượng. Đồng thời đảm bảo lợi ích, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp cũng như của cơ quan quản lý nhà nước để khi Bộ luật Lao động đi vào vận hành sẽ mở đường xây dựng một quan hệ lao động mới, một thị trường lao động đồng bộ, lành mạnh và hội nhập.

Theo molisa.gov.vn

 

 

 

 

 

 


Nguồn: molisa.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Liên kết website