Chứng nhận lãnh sự

18/03/2020

“Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

Nội dung chứng nhận lãnh sự

Việc chứng nhận lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

Yêu cầu chứng nhận lãnh sự

Để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phải được chứng nhận lãnh sự.

Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự của Việt Nam

1. Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự ở trong nước.
Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự ở nước ngoài.

Người đề nghị chứng nhận lãnh sự

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đề nghị chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của mình hoặc của người khác mà không cần giấy ủy quyền.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự hoặc thông qua cơ quan ngoại vụ được ủy quyền theo quy định.

 Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự

1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
3. Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
5. Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

Chia sẻ bài viêt:
Thống kê truy cập:195174
Số người trực tuyến: 283