Danh mục
Lịch công tác
Danh bạ nội bộ
Liên kết website
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Khắc phục ngập úng cho lúa mùa và rau màu sau bão số 1/2016

Sau cơn bão số 1 ngày 27/7/2016 vừa qua đã gây ngập úng lúa mùa và rau màu. Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn TW trong những ngày tới còn có mưa lớn. Nếu không khẩn trương tiêu nước kịp thời sẽ ảnh hưởng đến STPT của lúa, hoa màu. Nhất là sau mưa trời nắng nóng ngay thì lúa, màu có thể bị héo và chết. Vì vậy bà con cần làm ngay 1 số công việc sau

* Đối với lúa mùa
Khẩn trương tháo nước không để lúa bị ngập nước lâu. Huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, khơi thông các dòng chảy như mương máng, sông ngòi, nếu cần sử dụng các máy bơm để thoát nước nhanh. Đồng thời kiểm tra để thực hiện:
- Khoanh vùng những chân trũng gieo cấy muộn, gieo thẳng nước ngập quá lâu cần chủ động chuẩn bị thêm các giống ngắn ngày VS1, QR1, RVT, TBR1, Thiên ưu 8, N97 ...  để gieo mạ dự phòng bằng mạ nền. Nếu thấy lúa không khắc phục được, có biểu hiện chết cần cấy lại ngay.
- Diện tích lúa bị ngập có thể thoát được nước ngay: Trong khi thoát nước nếu ruộng có rong rêu cần té nước lên lá lúa để rong rêu không bám trên mặt lá tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa quang hợp tốt hơn sau ngập úng. Sau khi tháo nước, thấy lá lúa lộ ra bà con nên phun ngay các chế phẩm như KH, ET, siêu lân, PenacP... giúp cây phục hồi nhanh. Liều lượng như trong bao bì hướng dẫn.
- Diện tích bị ảnh hưởng nhẹ, bà con cũng nên phun các chế phẩm sinh học như trên để tăng khả năng chống chịu cho lúa.
- Sau ngập úng lúa dễ bị bọ trĩ gây hại, cần kiểm tra và phun trừ bọ trĩ.
- Khi cây lúa đã hồi phục, những ruộng chưa bón phân thúc hoặc chưa bón hết phân cần khẩn trương bón ngay. Ưu tiên sử dụng phân NPK chuyên dùng có hàm lượng đạm và kali cao tương đương. Không sử dụng đạm đơn và không bón phân lai rai nhằm né tránh sâu bệnh hại và đổ ngã cuối vụ.
- Cần dặm tỉa những chỗ mất khoảng do ốc bươu vàng phá hoại hoặc do ngập úng, nắng nóng lúa bị chết để đảm bảo mật độ: lúa đẻ khỏe như BC15: 32-35 khóm/m2; lúa đẻ trung bình như TBR1, Q5: 35-40 khóm/m2. Lúa gieo thẳng: cây cách cây xung quanh 12 cm; mật độ 90-100 cây/m2. Ruộng trũng mật độ để thưa hơn, xung quanh 80-90 cây/m2. Chỗ nào mất khoảng lớn hơn 20 cm mới cần dặm vào để hạn chế công lao động.
* Đối với các loại cây màu (ớt, dưa, bí, ngô...)
- Khẩn trương tháo nước nhanh, khơi thông các dòng chảy, không được để nước ngập lâu trong ruộng gây thối cây, thối rễ.
- Sau đó phun thuốc Anvil để phòng trừ nấm lở cổ rễ kết hợp chế phẩm KH, Penac P, siêu lân... để giúp cây nhanh phục hồi.
- Sau khi khắc phục xong, thời tiết thuận lợi bà con có thể bón bổ sung thêm phân cho các loại cây màu trên.
 


Nguồn: sonnptnt.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Dự án, đầu tư, đấu thầu
Dự báo thời tiết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 12
Hôm nay : 1.504
Hôm qua : 1.188
Tháng 05 : 9.289
Năm 2020 : 128.864