A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Chỉ thị về công tác thi đua, khen thưởng ngành Thông tin và Truyền thông năm 2020

Ngày 27/12/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chỉ thị số 67/CT-BTTTT phát động phong trào thi đua năm 2020 với chủ đề: “Toàn ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2020, lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020) và Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng. Trong năm 2020, tập trung phấn đấu thực hiện các mục tiêu thuộc 6 lĩnh vực trọng tâm.

            Lĩnh vực bưu chính: Phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số trong bưu chính. Chuyển từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số. Hoàn thành việc xây dựng hệ thống mã bưu chính đến địa chỉ. Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp bưu chính và định hướng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp bưu chính. Đến hết năm 2020, Việt Nam vào nhóm 40 – 45 quốc gia dẫn đầu về Bưu chính của Liên minh Bưu chính Thế giới UPU.

            Lĩnh vực viễn thông: Mục tiêu là chuyển dịch hạ tầng viễn thông sang hạ tầng ICT để thúc đẩy chuyển đố số. Chủ động đi đầu cùng với thế giới về mặt công nghệ bằng việc triển khai thương mại mạng thông tin di động 5G vào năm 2020, chủ động xây dựng lộ trình và phương án loại bỏ công nghệ di động 2G từ năm 2022. Các nhà doanh nghiệp viễn thông phải làm chủ các công nghệ nền tảng cho chuyển đổi số.

            Xử lý căn bản các loại rác viễn thông như SIM rác, tin nhắn rác, thoại rác, thư rác… Nâng tỷ lệ chuyển mạng giữ nguyên số thành công đạt 90%. Nâng bậc và cải thiện thứ hạng, đối với viễn thông, chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI) theo đánh gia của ITU lên thứ hạng từ 80 đến 85.

            Lĩnh vực Ứng dụng công nghệ thông tin: Mục tiêu là chuyển dịch từ Chính phủ điện tử tới Chính phủ số và thực hiện tốt Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025. Xây dựng Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030.

            Năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia, sâu rộng và toàn diện, các bộ, ngành, địa phương cần ban hành chương trình chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực và địa phương của mình. Bộ Thông tin và Truyền thông đi đầu về chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, báo chí truyền thông.

            Đến hết năm 2020, Việt Nam vào nhóm 75 quốc gia về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc.

            Lĩnh vực an toàn, an ninh mạng: Bảo đảm an toàn, an ninh mạng đặc biệt trong năm diễn ra Đại hội đảng các cấp và các sự kiện quan trọng của đất nước. Đến hết năm 2020, Việt Nam vào nhóm 45-50 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu GCI của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU.

            Lĩnh vực Công nghiệp ICT: Tập trung phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và xây dựng Chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với định hướng thúc đẩy phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có một lực lượng hùng hậu với tỷ lệ 1 doanh nghiệp công nghệ số/1000 người dân tương đương với các nước công nghiệp phát triển.

            Lĩnh vực Báo chí truyền thông: Tập trung tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với phương châm “Lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”; tuyên truyền, quảng bá ASEAN năm 2020. Thực hiện nghiêm Quy hoạch Phát triển và Quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong báo chí và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Báo chí. Xây dựng Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài hướng tới chuyển đổi số cho hoạt động thông tin đối ngoại.

            Mục tiêu của lĩnh vực xuất bản đáp ứng nhu cầu đọc sách, hiếu học của người Việt Nam phải ở mức cao của thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng Chiến lược và chương trình sách quốc gia nhằm phát triển một số nhà xuất bản trọng điểm, tăng số bản sách/người dân để ít nhất đạt mức cao của khu vực; Đưa tủ sách về đến các trường, các thôn xã và các hộ gia đình; Xây dựng Quỹ hỗ trợ Xuất bản Việt Nam từ nguồn lực xã hội hóa.

            Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành kịp thời phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

 


Tác giả: Ng Chanh
Nguồn: .
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.251
Hôm qua : 1.614
Tháng 05 : 12.021
Năm 2020 : 158.836