A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Người “chở” luật về Nam Bình

“Năm 1997, chị tốt nghiệp Đại học Luật, ra trường mới ở lứa tuổi 20, với hành trang tri thức và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, chị đã quyết định về phục vụ, xây dựng quê hương, mảnh đất đã gắn bó với chị từ khi sinh ra và lớn lên”. Đó là chị Ngô Thị Hồng Loan, Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Nam Bình, huyện Kiến Xương, bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình.

Tham gia công tác Tư pháp từ năm 1998, trong điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí phát triển không đồng đều, ý thức pháp luật còn hạn chế, đời sống nhân dân còn thấp, văn bản pháp luật ngày một nhiều nên chị gặp không ít trở ngại, nhất là trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý. Từ thực tế đó, với tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt tình với công tác Tư pháp, chị Loan luôn xác định mình phải tận tuỵ trong công việc và không ngừng học tập, nghiên cứu để trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đa dạng hóa các loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được chị xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Theo chị Các văn bản pháp luật có đến được với người dân hay không? tầng lớp cán bộ và nhân dân có nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật tốt đến đâu? thì đầu tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền, pháp luật có đến được với người dân, người dân có hiểu luật thì họ mới có cơ sở để thực hiện…. Chị Loan đã tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương triển khai tốt các văn bản pháp luật mới đến toàn thể cán bộ, công chức, thanh thiếu niên và nhân dân trên địa bàn, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, các cơ sở thôn tổ chức các hội nghị tuyên truyền pháp luật, trong đó chú trọng tận dụng sức mạnh của hệ thông loa truyền thanh làm cho nhân dân luôn được nghe tuyên truyền pháp luật cho dù họ đang làm ở ngoài đồng hay làm việc nhà. Trong thời gian công tác, chị Loan đã tham mưu cho lãnh đạo UBND xã tổ chức thực hiện trên 76 hội nghị tuyên truyền miệng các văn bản pháp luật với trên 15.000 lượt người nghe, nổi bật lên là công tác lấy ý kiến Nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tham mưu tổ chức 9 hội nghị, lấy 2.166 ý kiến tham gia vào dự thảo, đồng thời chị Loan trực tiếp làm báo cáo viên của 8 hội nghị triển khai Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến đảng bộ, chính quyền và từng thôn xã Nam Bình. Qua đó nhân dân hiểu được nghĩa vụ của mình đối với nhiệm vụ đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt đối với chế định “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với địa phương có 6 ngôi chùa tọa lạc trên 6 thôn, tận dụng được đặc thù đó, hàng năm chị Loan đều tham mưu cho chính quyền xã lồng ghép các buổi tuyên truyền pháp luật qua các loại hình sân khấu, lễ hội, sân chơi “Làng văn hóa”… qua đó đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền pháp luật, lựa chọn các đối tượng tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.
Đối với từng văn bản pháp luật mới chị Loan luôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến bằng nhiều hình thức, như giới thiệu văn bản mới trên hệ thông loa truyền thanh, lồng ghép với các loại hình khác như hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý…, trong đó chị chú trọng công tác tuyên truyền miệng tại hội nghị đến cán bộ, đảng viên, hội viên, các ban, ngành, đoàn thể và đến tận các khu dân cư, trong tuyên truyền chị luôn đổi mới phương pháp và kỹ năng, hình thức phù hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân. Có những thời gian rảnh rỗi, chị luôn chủ động nghiên cứu, tìm tòi những nội dung văn bản mới. Xác định rõ nhiệm vụ của người cán bộ Tư pháp, là cánh tay tham mưu đắc lực của chính quyền địa phương chị Loan đã trở thành một địa chỉ tin cậy, nơi giúp cán bộ và nhân dân trong xã hiểu nhiều hơn các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Xứng đáng là Gương sáng
Hàng năm, chị Loan đều tham mưu xây dựng, thực hiện Kế hoạch công tác quản lý Nhà nước về công tác quản lý hộ tịch, rà soát thẩm định ban hành văn bản, kiểm soát thủ tục hành chính, hòa giải ở cơ sở, tủ sách pháp luật và trợ giúp pháp lý. Là địa phương có dân số gần 7.000 người, trong đó có gần 1/4 là dân số ở lứa tuổi thanh thiếu niên nên chị Loan rất chú trọng, tích cực tuyên truyền các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy, hôn nhân và gia đình, hộ tịch… cho tầng lớp thanh thiếu niên qua đó cũng hạn chế tình trạng tảo hôn, nâng cao hiệu quả của công tác đăng ký hộ tịch tại cơ sở, hạn chế tình trạng đăng ký khai sinh quá hạn... Tủ sách pháp luật do chị quản lý hiện nay có trên 300 đầu sách, trong đó có gần 150 văn bản pháp luật mới, hàng ngày những nhu cầu tra cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân trong xã đều được chị phục vụ tận tình và chu đáo. Năm 2013 và 2014, Tủ sách pháp luật xã Nam Bình đã phục vụ trên 1.000 lượt tra cứu.
Đối với công tác hòa giải ở cơ sở, hàng năm chị Loan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã tiến hành rà soát, kiện toàn số lượng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tổ viên tổ hòa giải và khả năng đáp ứng nhu cầu công tác. Chỉ tính riêng trong năm 2014, chị Loan tiến hành hòa giải thành 6/6 việc, không có vụ việc nào phải chuyển lên cấp có thẩm quyền giải quyết, qua đó góp phần giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, gìn giữ tình làng, nghĩa xóm, duy trì những phong tục, tập quán tốt đẹp, ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị tại địa phương.
Trong thời gian 17 năm làm công tác Tư pháp, việc xây dựng, rà soát, kiểm tra văn bản được chị tiến hành thường xuyên, để nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý Nhà nước ở cơ sở, các văn bản do chị Loan tham mưu đều có chất lượng đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, điển hình như các Nghị quyết của HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các quy chế quản lý chợ, nghĩa trang Nhân dân…, qua đó phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Một điều còn trăn trở đối với chị là, năm 2014 vừa qua xã Nam Bình chưa đủ điều kiện để công nhận địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo chị, đây là một nhiệm vụ mới, là một nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, ngoài công tác đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì cần phải đi đôi với nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong năm 2015, chị tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo UBND xã duy trì thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt chuẩn, tham mưu đề xuất các giải pháp để thực hiện những chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn, có những điều kiện để nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tiếp cận với thiết chế phát luật của xã hội, trong đó chú trọng phát huy hiệu quả của hệ thống loa truyền thanh, đồng thời tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính để nâng cao quyền làm chủ của nhân dân trong xã.
Với tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình trong công tác, cùng sự nỗ lực của bản thân cán bộ Tư pháp – Hộ tịch Ngô Thị Hồng Loan, công tác Tư pháp xã Nam Bình đã đạt hiệu quả cao trên các lĩnh vực. Hàng năm, chị đều được Sở Tư pháp, UBND, Chi cục thi hành án Dân sự huyện tặng Giấy khen. Không chỉ “giỏi việc nước”, chị còn là người phụ nữ “đảm việc nhà” với gia đình. Cho dù công việc luôn bận rộn, nhưng chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và nuôi dạy con ngoan, học giỏi, hiếu thảo. Chị xứng đáng là một “Gương sáng” của ngành Tư pháp.
Tô Hoàng

Nguồn: sotuphap.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 50
Hôm qua : 871
Tháng 05 : 4.373
Năm 2020 : 101.269