A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

 

Câu 1. Bệnh truyền nhiễm là gì?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Câu 2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là gì?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

Câu 3. Trung gian truyền bệnh là gì?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.

Câu 4. Người mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm là gì ?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 4, 5 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh; người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

Câu 5. Người tiếp xúc và người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là gì?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 6, 7 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh; người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Câu 6. Dịch là gì? Vùng có dịch và vùng có nguy cơ dịch là gì?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 13, 14 và 15 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định; Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch; Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch.

Câu 7. Cách ly y tế là gì?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 16 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

Câu 8. Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm những bệnh gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Câu 9. Bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm những bệnh gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); vi rút Zika; bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota).

Câu 10. Bệnh truyền nhiễm nhóm C gồm những bệnh gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì bệnh truyền nhiễm nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.

Câu 11. Việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.

- Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.

Câu 12. Nhà nước có những chính sách gì về phòng, chống bệnh truyền nhiễm?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì Nhà nước có những chính sách sau về phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

- Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.

- Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.

- Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.

- Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Câu 13. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm là những cơ quan nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm các cơ quan sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước.

- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo phân cấp của Chính phủ.

Câu 14. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo chống dịch.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Câu 15. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì những hành vi sau bị nghiêm cấm:

- Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

- Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

- Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Câu 16. Vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 13 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì cơ sở giáo dục phải xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ, xa nơi ô nhiễm, đủ nước sinh hoạt, công trình vệ sinh; phòng học phải thông thoáng, đủ ánh sáng; thực phẩm sử dụng trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm giáo dục cho người học về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong sinh hoạt, lao động và vệ sinh môi trường.

Đơn vị y tế của cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh; kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Câu 17. Việc vệ sinh trong cung cấp nước sạch, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 14 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì việc vệ sinh trong cung cấp nước sạch, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt được quy định như sau:

- Nước sạch phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Cơ sở cung cấp nước sạch có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật, giữ gìn vệ sinh môi trường, tự kiểm tra để bảo đảm chất lượng nước sạch.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng nước sạch do các cơ sở cung cấp; kiểm tra việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tại các cơ sở cung cấp nước sạch.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh, không để ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; tạo điều kiện cho việc cung cấp nước sạch.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn vệ sinh, không để ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Câu 18. Việc vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì việc vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác được quy định như sau:

- Việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt hoặc làm phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác để tránh làm lây truyền bệnh cho người.

Câu 19. Việc vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì việc vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện như sau:

- Tổ chức, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm có trách nhiệm bảo đảm cho thực phẩm không bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và thực hiện các quy định khác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm; có trách nhiệm thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Câu 20. Việc vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì việc vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt được thực hiện như sau:

- Người tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi chết, trừ trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.

- Việc bảo quản, quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Câu 21. Các hoạt động khác trong vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm là gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì các hoạt động khác trong vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm là cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện biện pháp bảo đảm về vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, nơi sản xuất, kinh doanh, phương tiện giao thông, xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt và các biện pháp bảo đảm khác về vệ sinh theo quy định của pháp luật có liên quan để không làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm.

Mọi người có trách nhiệm thực hiện vệ sinh cá nhân để phòng bệnh truyền nhiễm.

Câu 22. Trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm được quy định như sau:

- Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm tại địa phương.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc chỉ đạo các cơ sở y tế giám sát bệnh truyền nhiễm.

- Cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm. Khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ sở y tế phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, triển khai vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện bệnh hoặc dấu hiệu bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất.

- Trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm thực hiện việc xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền.

- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật trong giám sát bệnh truyền nhiễm.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ khác khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, nếu phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thì có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong hoạt động giám sát.

Câu 23. Việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tự nguyện được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tự nguyện được quy định như sau:

- Mọi người có quyền sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng.

- Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích công dân tự nguyện sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế.

- Thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị cho người mắc bệnh truyền nhiễm, người làm việc trong phòng xét nghiệm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh truyền nhiễm được sử dụng miễn phí vắc xin, sinh phẩm y tế.

Câu 24. Việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc được quy định như sau:

- Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.

- Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.

- Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:

+ Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;

+ Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;

+ Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Câu 25. Có những biện pháp nào phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 31 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì có những biện pháp sau trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

- Cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm.

- Diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân.

- Các biện pháp chuyên môn khác theo quy định của pháp luật.

Câu 26. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm:

- Thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp theo từng nhóm bệnh; chăm sóc toàn diện người mắc bệnh truyền nhiễm. Trường hợp người bệnh không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Bảo đảm trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh.

- Theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

- Thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm cho cơ quan y tế dự phòng cùng cấp.

- Thực hiện các biện pháp chuyên môn khác theo quy định của pháp luật.

Câu 27. Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm gì trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm sau trong phòng lây nhiễm ệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

- Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh.

- Giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh.

Câu 28. Người bệnh, người nhà người bệnh có trách nhiệm gì trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì người bệnh, người nhà người bệnh có trách nhiệm sau trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

- Người bệnh có trách nhiệm:

+ Khai báo trung thực diễn biến bệnh;

+ Tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

- Người nhà người bệnh có trách nhiệm thực hiện chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 29. Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch được quy định như sau:

- Việc công bố dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

+ Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố;

+ Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

- Thẩm quyền công bố dịch được quy định như sau:

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;

+ Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch;

+ Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất này sang bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch, người có thẩm quyền công bố dịch nêu trên quyết định việc công bố dịch.

- Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện công bố dịch.

Câu 30. Nội dung công bố dịch gồm những gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 39 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì nội dung công bố dịch gồm:

- Tên bệnh dịch;

- Thời gian, địa điểm và quy mô xảy ra dịch;

- Nguyên nhân, đường lây truyền, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch;

- Các biện pháp phòng, chống dịch;

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm.

Các nội dung công bố dịch nêu trên phải được thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai các biện pháp chống dịch.

Câu 31. Trong những điều kiện nào thì được công bố hết dịch và ai là người có thẩm quyền công bố hết dịch?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

- Điều kiện để công bố hết dịch bao gồm:

+ Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác đối với từng bệnh dịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Người có thẩm quyền công bố dịch có quyền công bố hết dịch theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Câu 32. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm gì khi đưa tin về tình hình dịch?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 41 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin chính xác, kịp thời và trung thực về tình hình sau khi dịch đã được công bố và công bố hết dịch theo đúng nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp.

Câu 33. Việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc nào? Cơ quan nào có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

- Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp;

- Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Câu 34. Nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch gồm những gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 43 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch gồm:

- Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp.

- Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp.

- Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp.

- Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Câu 35. Cơ quan nào có thẩm quyền bãi bỏ tình trạng khẩn cấp khi hết dịch?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 44 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hoặc Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ tình trạng khẩn cấp do mình ban bố khi dịch đã được chặn đứng hoặc dập tắt.

Câu 36. Trách nhiệm đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 45 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch; đăng toàn văn nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch.

Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng.

Các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch và quá trình khắc phục hậu quả dịch.

Câu 37. Việc thành lập Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.

Thành phần Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như sau:

- Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác. Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo;

- Ban chỉ đạo chống dịch cấp bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.

Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.

Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo chống dịch các cấp.

Câu 38. Việc khai báo, báo cáo dịch được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 47 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.

Khi phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nhận được khai báo bệnh dịch, cơ quan y tế phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra dịch và cơ sở y tế dự phòng để khẩn trương tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch.

Câu 39. Việc tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì Ban chỉ đạo chống dịch chỉ đạo việc áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc bệnh dịch và người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch:

- Phân loại, sơ cứu, cấp cứu kịp thời người mắc bệnh dịch theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế;

- Huy động phương tiện, thuốc, thiết bị y tế, giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí;

- Căn cứ vào tính chất, mức độ và quy mô của bệnh dịch, Ban chỉ đạo chống dịch quyết định áp dụng các biện pháp sau đây:

+ Tổ chức các cơ sở điều trị tại vùng có dịch để tiếp nhận, cấp cứu người mắc bệnh dịch;

+ Điều động đội chống dịch cơ động vào vùng có dịch để thực hiện việc phát hiện, cấp cứu và điều trị tại chỗ người mắc bệnh dịch; chuyển người mắc bệnh dịch về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Huy động các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch;

+ Áp dụng các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Câu 40. Việc tổ chức cách ly y tế được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.

Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

Cơ sở y tế trong vùng có dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cách ly theo chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo chống dịch. Trường hợp các đối tượng mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.

Câu 41 . Biện pháp cách ly y tế được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch và khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì việc áp dụng biện pháp cách ly y tế như sau:

1. Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp:

 - Đối tượng là người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch, trừ đối tượng là người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh dịch thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là một số bệnh thuộc nhóm B);

 - Người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B;

- Người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B.

2. Biện pháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp:

 - Đối tượng là người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;

 - Người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại khoản 1 nêu trên và khoản 3 nêu dưới đây nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.

3. Biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu áp dụng đối với các trường hợp:

- Người, phương tiện, hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam có khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hóa có dấu hiệu mang mầm bệnh dịch thuộc nhóm A;

- Người xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam.

- Biện pháp cách ly y tế tại các cơ sở, địa điểm khác áp dụng đối với các trường hợp số lượng người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam thuộc quy định tại khoản 3 nêu trên vượt quá khả năng tiếp nhận cách ly của cửa khẩu hoặc số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có dịch.

Câu 42. Trường hợp nào phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế?

Trả lời:Theo Điều 8 Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịchthì các trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế như sau:

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế được thực hiện trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định nhưng không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế.

Câu 43: Việc quản lý người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế như thế nào?

Trả lời:Theo Điều 13 Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng, chống truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch và khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống truyền nhiễm thì việc quản lý người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế như sau:

1. Trong thời gian áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được hưởng chế độ ăn, mặc, ở và không được tiếp xúc trực tiếp với người thân hoặc ra khỏi khu vực cách ly trừ các trường hợp phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2 dưới đây.

2. Trong thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế nếu:

 - Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế có diễn biến bệnh hoặc mắc các bệnh khác vượt quá khả năng xử lý của mình thì thủ trưởng cơ quan thực hiện việc cách ly phải chuyển người đó đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ khả năng gần nhất để điều trị cho người bệnh;

- Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế mà bị tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế phải tiến hành việc kiểm thảo tử vong theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện vệ sinh trong việc quàn, ướp, chôn cất, di chuyển thi hài, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

3. Việc vận chuyển người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế từ địa điểm này đến địa điểm khác phải sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng, đồng thời phải áp dụng các biện pháp dự phòng để không làm lây nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người vận chuyển và ra cộng đồng.

a) Thời gian áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 nêu trên quyết định nhưng không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế có hiệu lực;

b) Trường hợp hết thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế mà đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế chưa khỏi bệnh hoặc chưa được xử lý theo quy định Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cụ thể: khi đã tiến hành kiểm tra y tế và phát hiện đối tượng phải kiểm dịch y tế có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Trường hợp nhận được khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hoá có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì phương tiện vận tải, người, hàng hoá trên phương tiện đó phải được cách ly để kiểm tra y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, nhập khẩu, quá cảnh; nếu không thực hiện yêu cầu cách ly của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly nhưng trong quá trình thực hiện biện pháp cưỡng chế cách ly y tế không tuân thủ các quy định của cơ quan thực hiện việc cưỡng chế cách ly phải gia hạn thời gian cưỡng chế cách ly.

Quyết định gia hạn thời gian cưỡng chế cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Câu 44. Việc vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 50 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế bao gồm:

- Vệ sinh môi trường, nước, thực phẩm và vệ sinh cá nhân;

- Diệt trùng, tẩy uế khu vực được xác định hoặc nghi ngờ có tác nhân gây bệnh dịch;

- Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác là trung gian truyền bệnh.

Đội chống dịch cơ động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế theo quy trình chuyên môn ngay sau khi được Ban chỉ đạo chống dịch yêu cầu.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế theo hướng dẫn của cơ quan y tế có thẩm quyền; trường hợp không tự giác thực hiện thì cơ quan y tế có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế bắt buộc.

Câu 45. Người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch phải thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ cá nhân nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 51 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch phải thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ cá nhân sau đây:

- Trang bị bảo vệ cá nhân;

- Sử dụng thuốc phòng bệnh;

- Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng bệnh;

- Sử dụng hoá chất diệt khuẩn, hoá chất phòng trung gian truyền bệnh.

Nhà nước bảo đảm cho người tham gia chống dịch thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân nêu trên.

Câu 46. Có thể áp dụng các biện pháp chống dịch khác nào trong thời gian có dịch?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 52 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:

- Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

- Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;

- Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.

Câu 47. Việc kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch thuộc nhóm A được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 53 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì các biện pháp kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch thuộc nhóm A bao gồm:

- Hạn chế ra, vào vùng có dịch đối với người và phương tiện; trường hợp cần thiết phải kiểm tra, giám sát và xử lý y tế;

- Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người vào vùng có dịch theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

- Các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Trưởng Ban chỉ đạo chống dịch thành lập các chốt, trạm kiểm dịch tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch để thực hiện các biện pháp kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch thuộc nhóm A nêu trên.

Câu 48. Các biện pháp nào được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 54 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện như sau:

- Việc thành lập Ban chỉ đạo chống dịch trong tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, Trưởng Ban chỉ đạo có quyền:

+ Huy động, trưng dụng các nguồn lực theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

+ Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch;

+ Yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch;

+ Cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

+ Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch;

+ Tổ chức tẩy uế, khử độc trên phạm vi rộng;

+ Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người;

+ Áp dụng các biện pháp khác theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Câu 49. Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và người tham gia chống dịch được hưởng chế độ gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 59 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và người tham gia chống dịch được hưởng chế độ các chế độ sau:

- Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác.

- Người tham gia chống dịch được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch và được hưởng chế độ rủi ro nghề nghiệp khi bị lây nhiễm bệnh.

- Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết hoặc bị thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh, hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

 

 

Câu 50. Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) thì cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (tổ chức bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng) khi có một trong các hành vi vi phạm sau:

- Cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân (tổ chức) có hành vi cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 03 ngày.

Câu 51. Mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng được áp dụng đối với cá nhân (từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với tập thể) đối với hành vi lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội.

Câu 52. Hành vi vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm bị xử phạt như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng (đối với cá nhân); Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (đối với cá nhân); phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 53. Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (đối với cá nhân) và mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng (đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;

b) Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 54. Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (đối với cá nhân) và mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

b) Không thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm đang được khám, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình cho cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn;

c) Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh;

d) Không theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Câu 55. Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (đối với cá nhân); mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C.

Câu 56. Mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với cá nhân); mức phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Câu 57. Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (đối với cá nhân); mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng (đối với tổ chức) được áp dụng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Câu 58. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 dưới dây;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 dưới dây;

c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Khoản 2 nêu trên.

Câu 59. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân (phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

Câu 60. Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân (phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;

b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

Câu 61. Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với cá nhân (mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng được áp dụng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;

b) Thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Câu 62. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

Câu 63. Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;

b) Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;

c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.

Ngoài bị phạt tiền, người có hành vi không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác.

Câu 64. Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch?

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 6 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;

b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

Ngoài bị phạt tiền, người có hành vi không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người.

Câu 65. Hành vi đưa thông tin không đúng tình hình dịch bệnh trên mạng Internet có thể bị truy tố theo quy định nào của Bộ luật Hình sự?

Trả lời:Hành vi đưa thông tin không đúng tình hình dịch bệnh trên mạng Internet có thể bị truy tố theo Điều 288 của Bộ luật Hình sự:

Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Câu 66: Hành vi đầu cơ để thu lợi bất chính đối với mặt hàng liên quan thiết yếu trong việc phòng, chống dịch bệnh như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn ... trong việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm có thể bị truy tố theo quy định nào trong Bộ luật Hình sự năm 2015?

Trả lời:Hành vi đầu cơ để thu lợi bất chính đối với mặt hàng liên quan thiết yếu trong việc phòng, chống dịch bệnh như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn ... trong việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm có thể bị truy tố theo Điều 196 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể

Điều 196. Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều nàythì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

 


Nguồn: sotuphap.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 50
Hôm qua : 871
Tháng 05 : 4.373
Năm 2020 : 101.269