A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Vũ Thư đưa nghệ thuật chèo vào các trường học

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian giàu tính dân tộc, tiêu biểu cho sân khấu truyền thống Việt Nam, phát triển mạnh ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Thái Bình là một trong những địa phương được mệnh danh là “cái nôi” của nghệ thuật chèo truyền thống.

 Với Vũ Thư, phong trào múa hát chèo đã có thời được phát triển rộng khắp, dù ở sân đình, sân chùa hay trong các lễ hội và hội nghị của thôn, xã, các chương trình văn nghệ không thể thiếu vắng các làn điệu chèo cổ. Có thể nói thời kỳ đó Chèo đã ngấm vào máu thịt của người dân.

Tuy nhiên vài năm trở lại đây, trước tác động của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ và đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng cùng các loại hình nghệ thuật hiện đại, nghệ thuật chèo có chiều hướng chìm lắng và dần bị lãng quên trong lớp trẻ.

Để tiếp tục gìn giữ, khơi dậy và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống của dân tộc, trong nhiều năm qua, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vũ Thư đã chủ động, thường xuyên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, với các nhà trường và các xã, thị trấn trong huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp dạy múa hát chèo cho các em học sinh trong dịp hè. Các lớp học nhằm giúp các em có thêm hiểu biết về môn nghệ thuật chèo truyền thống, các giá trị nghệ thuật đặc sắc của chèo, từ đó hình thành ý thức học tập, giữ gìn và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống. Sau mỗi lớp học, các em có thể hát múa được một số làn điệu chèo cơ bản như: Lới lơ, đào liễu, xẩm xoan, luyện năm cung... và trở thành lực lượng nòng cốt của phong trào văn nghệ trong các nhà trường.

Theo chương trình phối hợp, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức lớp, soạn giáo án nội dung chương trình học, cử đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ năng lực và kinh nghiệm để truyền dạy. Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường có trách nhiệm chọn cử các em học sinh độ tuổi từ 10-15, có năng khiếu, thể hình đẹp và yêu nghệ thuật chèo (không hạn chế số lượng) để tham gia lớp học. Trung tâm Văn hóa Thể thao, Phòng Giáo dục và Đào tạo bố trí các lớp học theo cụm xã, thị trấn, địa điểm đặt tại các trường có điều kiện tốt về cơ sở vật chất và ở vị trí trung tâm của các cụm, đồng thời giao cho nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí ăn trưa, nước uống cho các em, cử giáo viên quản lý các em đi học. Mỗi năm, huyện Vũ Thư mở từ 4-5 lớp, mỗi lớp 10 ngày, có từ 45-50 em học sinh theo học. Kết thúc khóa học, các lớp đều xây dựng chương trình biểu diễn báo cáo kết quả học tập.

Hoạt động đưa nghệ thuật chèo giảng dạy trong các trường học vào dịp hè đã được huyện ủy, UBND huyện Vũ Thư và Ban chỉ đạo hoạt động hè cho thanh thiếu nhi của huyện ghi nhận và đánh giá cao. Tuy vậy, cũng còn những hạn chế cần rút kinh nghiệm để việc mở lớp học múa hát chèo trong các nhà trường những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn, góp phần vào việc giữ gìn và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống.

(Đội tuyên truyền lưu động huyện Vũ Thư tại liên hoan tuyên truyền lưu động bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình năm 2014: Ảnh Vũ Thị Toan)


Nguồn: sovhttdl.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 625
Hôm qua : 2.561
Tháng 05 : 18.522
Năm 2020 : 189.750