A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

* V/v tổ chức phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng trước mùa mưa bão năm 2017.

                  Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017, để chủ động phòng chống và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, máy móc thiết bị, tài sản do ảnh hưởng của thiên tai gây ra, Sở Xây dựng đề nghị các đơn vị, tổ chức thực hiện tốt một số công việc sau đây:

1. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai của đơn vị; tuyên truyền để cán bộ, CNVC trong đơn vị hiểu biết và nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống thiên tai.

2. Chủ động xây dựng phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai cho đơn vị mình trên cơ sở bảo đảm các nội dung: An toàn cho người, phương tiện thi công, nhà ở, lán trại, nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, đặc biệt đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đối với các đơn vị hiện đang thi công tại các vùng ven sông, khu vực ven biển phải đặc biệt chú ý xây dựng phương án cho các trường hợp cần thiết để khẩn trương sơ tán người và các loại máy móc, thiết bị ra khỏi khu vực ảnh hưởng khi nước sông, biển tràn vào.  

3. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác phòng chống thiên tai, kịp thời huy động lực lượng, vật tư, phương tiện tham gia phòng chống, tìm kiếm, cứu nạn theo yêu cầu của địa phương.

4. Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuân theo sự chỉ dẫn của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai của địa phương cũng như Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai của Sở Xây dựng. Trong trường hợp có lũ bão xảy ra phải tổ chức trực chỉ huy, trực ban trong suốt thời gian thiên tai ảnh hưởng; thường xuyên báo cáo về Sở Xây dựng tình hình, diễn biến ảnh hưởng của lũ bão đối với đơn vị mình.

5. Đối với các khu chung cư, khu tập thể đặc biệt là các khu nhà đã xuống cấp nghiêm trọng phải lập biện pháp phòng chống mưa bão cho từng khu nhà và có phương án di dời để đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của các hộ dân cư khi bão đổ bộ vào.

6. Đối với các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng

- Xây dựng phương án giằng néo kèo cột, che chắn và chống tốc mái cho nhà xưởng, nhà làm việc, nhà ở cho công nhân nội trú, kho tàng, đặc biệt là các kho chứa thành phẩm, bán thành phẩm; khơi thông cống rãnh thoát nước nội bộ tránh xảy ra ngập cục bộ; duy trì sự làm việc bình thường của các máy phát điện dự phòng để chủ động cung cấp điện cho các lò nung sấy hoạt động;

- Lập phương án và chủ động sửa chữa, gia cố kịp thời trụ sở, nhà xưởng, kho tàng, nhà ở không đảm bảo an toàn sau mưa bão nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống cán bộ CNVC trong đơn vị.

7. Đối với các đơn vị thi công xây lắp

- Khi lập biện pháp thi công xây dựng công trình phải có phương án phòng chống thiên tai và phương án thi công trong mùa mưa bão, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc thiết bị và công trình xây dựng;

- Đối với các công trình mới khởi công phải khẩn trương thi công phần móng trước khi mùa mưa bão đến; đối với các công trình xây dựng đã hoàn thành phải khẩn trương nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư để có các biện pháp giằng chống khi lũ bão xảy ra;

- Khi đào đất hố móng trong mùa mưa phải có mương rãnh thoát nước và có biện pháp chống sạt, lở thành vách hố móng, phải có thang hoặc tạo bậc cho công nhân lên xuống; sau mỗi trận mưa, bão nếu trở lại làm việc ngay phải rắc cát vào bậc lên xuống đề phòng trượt ngã;

- Không được làm việc trên dàn giáo, đài nước, cột điện, dầm trụ công trình khi trời tối, lúc mưa to, giông, bão; không được lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo, giá đỡ khi trời tối, lúc mưa to, giông, bão; khi tạnh mưa muốn làm việc trở lại phải kiểm tra dàn giáo, giá đỡ và có biện pháp chống trượt ngã; trên công trường phải có lán trú mưa, nước uống phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho cán bộ, công nhân;

- Khi thực hiện công tác xây, trát nếu có mưa to, giông tố phải che đậy, chống đỡ khối xây để khỏi bị xói lở hoặc sập đổ; đồng thời phải hướng dẫn cán bộ, công nhân đến nơi ẩn nấp an toàn. Khi để các vật liệu, dụng cụ trên mái phải có biện pháp chống lăn, chống trượt theo mái dốc, kể cả trường hợp do tác động của gió;

- Có biện pháp chống sét cho công trình và thiết bị khi làm việc trong mùa mưa, bão theo các quy định về chống sét cho các công trình xây dựng; trừ trường hợp công trình xây dựng trong phạm vi được bảo vệ của hệ thống chống sét đã có;

- Sau mỗi đợt mưa, bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày liền phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp, nhất là những nơi nguy hiểm có khả năng xảy ra tai nạn.


Nguồn: soxaydung.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Hôm qua : 289
Tháng 05 : 6.341
Năm 2020 : 35.237