A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Bổ khuyết chăm sóc lúa vụ xuân 2018

Đến thời điểm này lúa xuân đang trong giai đoạn đẻ nhánh, bà con tranh thủ thời tiết thuận lợi tiến hành tỉa dặm và bón phân. Qua kiểm tra thực tế cho thấy 1 số diện tích nhất là các xã ven biển của huyện như xã Đông Long, Đông Hoàng, Nam Phú cây lúa có biểu hiện ngộ độc mặn: lá vàng, khô tóp đầu lá, rễ vàng hoặc đen và chết.

Đến thời điểm này lúa xuân đang trong giai đoạn đẻ nhánh, bà con tranh thủ thời tiết thuận lợi tiến hành tỉa dặm và bón phân. Qua kiểm tra thực tế cho thấy 1 số diện tích nhất là các xã ven biển của huyện như xã Đông Long, Đông Hoàng, Nam Phú cây lúa có biểu hiện ngộ độc mặn: lá vàng, khô tóp đầu lá, rễ vàng hoặc đen và chết.

 

 

              Hiện tượng trên chủ yếu xảy ra đối với lúa gieo thẳng do cây lúa non khả năng chống chịu kém và ruộng bị khô hạn. Giai đoạn đầu tháng 3 trời nắng, ẩm độ không khí thấp đã làm nhiều diện tích bốc chua phèn biểu hiện nổi bọt khí, rêu rớt nhiều, cây còi cọc, lá vàng, đẻ nhánh kém. Trong mấy ngày gần đây thời tiết liên tục có mưa ẩm, thiếu nắng rất phù hợp cho bệnh đạo ôn phát sinh và gây hại. Dự báo trong những ngày tới thời tiết tiếp tục có mưa ẩm và thiếu nắng vì vậy bà con lưu ý:

1. Đối với những diện tích không bị ảnh hưởng phèn mặn: giữ nước nông 1-3 cm đều khắp mặt ruộng, tiến hành tỉa dặm sớm để đảm bảo mật độ, vùi bỏ lượng mạ thừa trên ruộng hạn chế phát sinh sâu bệnh và bón thúc bằng phân bón tổng hợp NPK như: NPK Văn Điển 16:5:17 với lượng 12-15 kg/sào hoặc NPK Lâm Thao 12:5:10 với lượng 15-17 kg/sào hoặc NPK Việt Nhật 16:16:8 với lượng 10-12 kg/sào hoặc 4-5 kg đạm và 3-4 kg Kaly/sào. Kết thúc bón trước 20/3/2018.

Lưu ý: Trong quá trình tỉa dặm nếu phát hiện cây dị dạng, khác thường như: cây thấp, lá xanh đậm, ... nghi nhiễm bệnh lùn sọc đen cần nhổ và tiêu hủy ngay.

2. Đối với những diện tích bị ảnh hưởng phèn mặn rễ lúa chưa phát triển: cần thay nước từ 2-3 lần sau đó giữ nước để ém phèn mặn trong suốt vụ.

Vãi 8-10 kg lân super/sào hoặc 10-15 kg vôi bột/sào (nếu có) kết hợp phun phân qua lá như Siêu lân, K-H, Pennac,... để hỗ trợ phục hồi bộ rễ

Tận dụng mạ dư thừa và san tỉa những chỗ mật độ cao để dặm vào những chỗ mất khoảng lớn

Kiểm tra thấy cây ra lá mới, rễ mới tiến hành bón phân thúc dứt điểm 1 lần, kết thúc trước ngày 25/3/2018.

3. Thường xuyên thăm đồng phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại

Trưởng trạm khuyến nông huyện Tiền Hải

Nguyễn Thị Thương Huyền

 


Nguồn: tienhaitb.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 698
Hôm qua : 497
Tháng 05 : 8.203
Năm 2020 : 162.784