A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

CÁCH CHĂM SÓC, PHÒNG TRỪ RẦY BẢO VỆ LÚA MÙA 2018

Vụ mùa 2018 do ảnh hưởng của ngập úng nên lịch gieo cấy kéo dài, đến ngày 28/7/2018 toàn huyện cơ bản cấy xong, do vậy sinh trưởng của lúa không đồng đều, đang trong giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh.

Vụ mùa 2018 do ảnh hưởng của ngập úng nên lịch gieo cấy kéo dài, đến ngày 28/7/2018 toàn huyện cơ bản cấy xong, do vậy sinh trưởng của lúa không đồng đều, đang trong giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh.

Vì vậy, đến thời điểm này trên tất cả các diện tích chưa được bón phân hoặc   bón chưa hết lượng phân, bà con cần khẩn trương kết thúc việc bón phân càng sớm càng tốt, chm nhất trước ngày 12/8/2018.

Bên cạnh đó, tình hình sâu bệnh diễn biến hết sức phức tạp: mật độ rầy tuổi 1-3 trung bình 100- 300 con/m2, nơi cao 500- 700 con/m2, cục bộ 1000- 1500 con/m2.  Theo điều tra của Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm TT&BVTV đến nay đã tìm thấy cây lúa có biểu hiện triệu chứng của bệnh lùn sọc đen ở 24 xã trong toàn huyện. Tỷ lệ bệnh rải rác, cục bộ 0,1- 0,3% số khóm. Vì vậy, nếu không phun trừ kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

 Trước tình trên, để bảo vệ lúa mùa 2018, UBND Huyện yêu cầu các thủ trưởng cơ quan, đơn vị, đồng chí Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND, HTXSXKD DVNN các xã, thị trấn thường xuyên ra đồng, đôn đốc kiểm tra, tuyên truyền vận động nhân dân theo dõi diễn biến sâu bệnh để tập trung chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh. Cụ thể:

- Đối với các diện tích chưa phòng trừ rầy hoặc phòng trừ rầy không theo nguyên tắc 4 đúng (đúng nồng độ, liều lượng, đúng lúc, đúng cách), khẩn trương phòng trừ rầy ngay trên 100% diện tích gieo cấy, chậm nhất đến ngày 9/8/2018.

- Khuyến cáo nông dân nên sử dụng một trong các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn để phòng trừ rầy: Penalty 40WP, Midan 10WP, Oshin 20WP,...liều lượng và nồng độ như hướng dẫn ghi trên bao gói.

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện cây có triệu chứng của bệnh lùn sọc đen: Cây lúa thấp lùn, lá xanh đậm, bộ rễ đâm ngang kém phát triển... tiến hành nhổ bỏ, tiêu hủy ngay để tránh lây lan bệnh ra diện rộng.

Lưu ý: Mật độ rầy lưng trắng cao và là môi giới truyền bệnh vi rút lùn sọc đen trên cây lúa, vì vậy bà con cần phun đảm bảo đủ nồng độ và liều lượng, đặc biệt phải phun kỹ các tầng lá lúa. Sau khi phun thuốc trong vòng 2-3 giờ gặp mưa phải phun lại theo đúng nồng độ.

Phòng NN&PTNT huyện Tiền Hải


Nguồn: tienhaitb.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 825
Hôm qua : 826
Tháng 05 : 6.885
Năm 2020 : 161.466