A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Nông dân Nam Hải tập trung chăm sóc lạc xuân.

Cùng với việc chăm sóc lúa xuân, những ngày này bà con nông dân xã Nam Hải cũng tập trung chăm bón, bảo vệ cây lạc – một trong những cây màu chủ lực vụ xuân ở Nam Hải từ nhiều năm nay

Cùng với việc chăm sóc lúa xuân, những ngày này bà con nông dân xã Nam Hải cũng tập trung chăm bón, bảo vệ cây lạc – một trong những cây màu chủ lực vụ xuân ở Nam Hải từ nhiều năm nay

           Năm nay đã bước sang tuổi 76 nhưng bà Trần Thị Nhiệm – thôn Đông La, xã Nam Hải vẫn thoăn thoắt, thoăn thoắt tay xới đất làm cỏ những luống lạc gia đình trồng cách đây 1 tháng. Theo kinh nghiệm bà Nhiệm chia sẻ việc xới đất nhằm mục đích tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí, để rễ lạc sinh trưởng phát triển tốt. Và với sức khỏe của bà thì khoảng 2 ngày xới xong đất toàn bộ diện tích 1,5 sào lạc của gia đình.

             Còn cô Vũ Thị Hồng – thôn Nội Lang Nam, xã Nam Hải cho biết cây lạc không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có tác dụng cải tạo đất, giảm chi phí mua lân, đạm cho những vụ tiếp theo nên hàng năm gia đình đều dành hơn 1 sào đất màu để trồng lạc. Hiện tại cô đang tập trung làm cỏ, chăm bón cho lạc. Và qua quan sát và theo dõi diện tích lạc của gia đình cũng đã có một số biểu hiện bệnh như cây cằn, lá không vươn, kém phát triển hơn so với những cây không bị bệnh. Gia đình cũng đã chủ động mua thuốc phun phòng trừ.

       Vụ xuân 2018, xã Nam Hải trồng 70 ha cây màu, trong đó cây lạc chiếm 45 ha. Sau 1 tháng xuống giống, nhìn chung các diện tích lạc của địa phương phát triển tốt, bà con đang tập trung ra đồng làm cỏ, xới đất kết hợp với bón phân chuồng hoai mục, lân, đạm hay phun thuốc kích thích qua lá để cây trồng phát triển, ra hoa và đậu quả tốt. Tuy nhiên với thời tiết mưa ẩm như hiện nay cũng là điều kiện một số bệnh phát sinh, phát triển trên cây lạc. HTX DVNN xã Nam Hải  theo dõi sát diễn biến phát sinh gây hại của một số sâu bệnh thường gặp ở cây lạc như lỡ cổ rễ, nấm sương mai, thối mốc gốc đen và trắng. Qua đó, tuyên truyền, hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp phòng trừ để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên cây lạc. /.

Hồng Thắm


Nguồn: tienhaitb.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 145
Hôm qua : 521
Tháng 05 : 11.369
Năm 2020 : 165.950