• :
  • :
mic
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Giữ nghề tại làng chiếu Hới

Làng Hải Triều (tức làng Hới) xã Tân Lễ ( Hưng Hà, Thái Bình) là một làng nghề truyền thống, nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới . Chiếu cói dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ riêng của một địa phương nhỏ, mà còn là sản phẩm đặc trưng của quê lúa Thái Bình.

 

Nghề dệt chiếu xưa còn giữ tại xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà.

Theo người dân làng Hới, chiếu cói làng Hới có từ thế kỷ thứ X do Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (người làng Hải Triều) học ở bên Trung Quốc về dạy lại dân làng. Qua nghìn năm, dù cuộc sống dâu bể thăng trầm nhưng mảnh chiếu làng Hới vẫn thế. Có chăng là sự đổi thay về cách làm chiếu bằng máy móc để thay thế công sức con người.

Hiện nay, Chiếu Hới có nhiều loại: Chiếu cài hoa, chiếu trơn, chiếu cạp điều, chiếu đót…, nhưng chiếu gon là loại chiếu đặc biệt nhất. Toàn xã Tân Lễ có 10/14 thôn đã được Chủ tịch UBND bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất cấp bằng công nhận làng nghề. Tác động của làng nghề đến sự phát triển kinh tế của địa phương là rất lớn, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong lúc nông nhàn. Lao động trong khu vực dân cư được sắp xếp theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Toàn xã Tân Lễ có hơn 60 hộ lắp đặt hơn 100 máy dệt chiếu, mỗi năm đưa ra thị trường tiêu thụ từ 38 – 42 triệu lá chiếu.


Chiếu cói được bày bán tại chợ.

Người làng Hới tự hào khi có trong tay nhiều ngón nghề độc mà không ở đâu có được. Những độc chiêu đó, qua khung cửi thâu mành đã cho ra chiếu cải, chiếu đậu, chiếu đót, chiếu trơn, chiếu cạp điều, sợi xe, chiếu nẩy... Ông Trần Văn Tú (thôn Hải Triều) tự hào chia sẻ: “Dệt chiếu cói phải là cói được trau kỹ lưỡng, lựa từng sợi mảnh thanh, dẻo dai. Có như thế khi lên tấm, chiếu mới trắng, bóng mượt. Người sành sỏi, khi mua chiếu Hới về dùng, phơi qua sương trời một đêm thì càng dùng chiếu càng óng vàng, không bị mốc” . Còn theo ông Đoàn Minh Tới - Chủ hộ làm chiếu truyền thống thôn Bùi Xá, xã Tân Lễ tâm sự: "Ngày trước, khi chưa có máy, để làm ra một tấm chiếu phải mất 2 thợ làm trong 4 ngày, có khi mất cả tuần mới xong một tấm vừa lòng những vị khách kén chọn". Kỹ thuật dệt chiếu truyền thống được lưu truyền đến ngày nay đã tạo nên nét đẹp vốn có của chiếu làng Hới.

Xã Tân Lễ có gần 3.200 hộ thì 75% hộ làm nghề dệt chiếu, mỗi năm xuất ra thị trường hàng triệu chiếc chiếu. Giá cả luôn ổn định từ 150.000-300.000 đồng/chiếc. Chiếu Hới có mặt ở hầu khắp các bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, thành trong cả nước. Nguồn thu từ bán chiếu đã làm làng quê dần thay da đổi thịt...

Giờ đây về Tân Lễ, khó gặp cảnh những người ngồi đan chiếu, thay vào đó là máy móc, công nghệ tiên tiến. Số lượng chiếu làm ra ngày một nhiều, sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng so với dệt truyền thống không thua kém là mấy. Anh Phan Văn Sính (thôn Cầu Hà) là một trong những hộ đầu tiên trong xã đưa máy móc vào làm chiếu. Gia đình anh Sính hiện có 6 đầu máy. Mỗi ngày xưởng dệt của anh cho ra lò hơn 100 chiếc chiếu, giá bán 180.000 đồng/chiếu, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 10 người trong thôn. Theo anh Sính, đầu tư cho làm chiếu thấp hơn so với trồng lúa, chăn nuôi, lại tranh thủ được nhân công lúc nông nhàn.

Hiện nay, nhiều hộ dân đã có cách giữ nghề truyền thống bằng cách truyền nghề cho lớp trẻ về sau. Do vậy, những đứa trẻ ở Tân Lễ độ tuổi lên 7, lên 8 đã biết lựa sợi, chuốt đay. Đó là những mầm xanh giữ lại nghề truyền thống ngàn tuổi mà cho ông để lại.

 


Tác giả: Theo Thaibinhtv.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Năm 2014

Bản đồ hành chính

Diện tích: 1.586,3 Km2

Dân số: 1.791.510 người

 
 
Thời tiết các vùng
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.949
Hôm qua : 22.034
Bài viết được quan tâm