A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Kiến trúc chùa keo

Dù cho cha đánh mẹ treo. Em không bỏ hội Chùa Keo hôm rằm. Câu ca ấy thể hiện sức thu hút hấp dẫn của lễ hội chùa Keo với du khách thập phương. Về hội chùa Keo, du khách được đắm mình vào cảnh sắc, chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo, thả hồn mình theo tiếng chuông chùa ngân nga, tĩnh tâm nơi cửa phật, cầu mong một cuộc sống an lành…


Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự – nằm ở thôn Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư (xưa là xã Dũng Nhuệ, tổng Hành Dũng, bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Nam Định). Chùa được xây dựng trên một thế đất đẹp. Trong bài văn bia khắc năm 1632 đã ca tụng như sau: “Phía trước dòng Xà Giang chầu vào bao la vạn khoảnh. Phía sau, sông Hoàng giang vòng lại bát ngát ngàn tầm. Bể Nam Hải uốn quanh từng khúc phô hình dải lụa xanh lam. Dãy rừng cây tua tủa vươn cao như búi tóc mây sắc lục”.

Sử sách ghi lại vào năm 1061 thời vua Lý Thánh Tông, thiền sư họ Dương, huý là Nghiêm Minh, hiệu Không Lộ, người làng Giao Thuỷ, phủ Hà Thanh, đã dựng nên chùa Nghiêm Quang – tiền thân của chùa Thần Quang tức chùa Keo ngày nay. Không Lộ thiền sư chính là người đã có công chữa khỏi ác bệnh cho vua Lý Thần Tông và ông còn được coi là ông tổ nghề đúc đồng ở nước ta.

Đến thời Hậu Lê 1611, sông Hồng sạt lở, chùa bị bão lũ làm đổ. Nửa làng Dũng Nhuệ phiêu dạt sang tả ngạn sông Hồng. Thời đó có quan Tuấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng cùng vợ là bà Lại Thị Ngọc Lễ đã xin với chúa Trịnh Giang, vận động cả nước góp công, góp của xây dựng lại chùa, theo phác đồ của kiến trúc Cường Dũng Hầu Nguyễn Văn Trụ. Qua 19 năm chuẩn bị, 28 tháng thi công, đến tháng 11 năm Nhâm Thân (1632), chùa Keo được tái tạo, khánh thành. Toàn cảnh chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình với 157 gian trên khu đất rộng 58.000m2.

Trải qua gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo có từ thời Lê Trung Hưng – thế kỷ 17. Hiện nay, toàn bộ kiến trúc chùa Keo gồm 17 công trình với 128 gian, phân bố trên diện tích 2022m2. Mới đây nhất, UBND huyện Vũ Thư quy hoạch thêm 1000m2 để làm bãi đỗ xe cho du khách, mở rộng chùa Keo về phía Đông.

Quần thể kiến trúc chùa Keo xây theo kiểu “nội nhị công, ngoại nhất quốc”, với những cụm kiến trúc đăng đối chặt chẽ…Tam quan xây theo kiểu 3 gian, 4 mái với kết cấu bộ vì chồng giường, đặt trên 3 hàng chân cột. 2 cổng phụ hai bên xây bằng gạch chồng diêm 2 tầng 8 mái.

Chùa được bố cục theo kiểu chữ “Công” gồm tiền đường, toà Giá Roi và Thượng Điện. Tiền đường 5 gian với các pho tượng Hộ Pháp, Khuyến Thiện, Trừ ác, tượng Đức ông, thập điện diêm vương…Thượng điện thờ 3 pho: Tam thế, Phật bộ di đà tam tôn, Hoa nghiêm tam thánh, Quán âm toạ sơn, quán âm thế chi thiên nhãn và quán âm Nam Hải. Đặc biệt, bộ cánh cửa phần trung gian hết sức sinh động công phu. Đó là một bức phù điêu hoàn chỉnh thể hiện rất chuẩn xác luật xa gần tối sáng của nghệ thuật trạm trổ truyền thống.

Khu chùa Phật có 3 công trình: Chùa Hộ, ống muống và toà Tam Bảo. Tất cả được bố cục theo kiểu chữ “công”. Chùa Hộ gồm 7 gian, dài 24 m, lòng rộng 6m. Hệ thống kẻ tiền trạm trổ công phu. Phần trang trọng nhất đặt 2 pho tượng Khuyến thiện và Trừ ác. Ngoài ra còn thờ 2 vị Kim cương cùng Trịnh Thị Ngọc Lễ là hội chủ và tín chủ hưng công xây chùa.

Toà Tam Bảo, tượng bầy thành tầng thành lớp gồm 3 vị tam thế, tượng A di đà, các tượng Quan âm thế chí, Quan âm toạ sơn, Thập Bát La Hán… Những bức đại tự chữ vàng treo trên phướn phật. Câu đối khảm trai san sát theo 2 hàng cột. Tất cả tạo nên một cảnh sắc “thiền” trang trọng, uy nghiêm. Điều đặc biệt đó là cấu kiện kiến trúc ở đây như cột, xà…đều có kích thước lớn nhưng chủ yếu là bào trơn. Tuy nhiên, phần trí tuệ thể hiện ở các đường nét trạm trổ được tạo hình long ly quy phượng, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 15.

Khu đền Thánh thờ thiền sư Không Lộ nằm độc lập sau khu chùa Phật. Đây là quần thể kiến trúc gồm 4 toà: Giá Roi, Thiêu Hương, Phục Quốc và Thượng Điện. Đền Thánh lớn hơn chùa Phật 7 gian. Nghệ thuật kiến trúc đẹp hơn rất nhiều. Riêng bộ mái đã chia thành 3 loại: toà Phục Quốc – mái vẩy. Toà giá Roi theo kiểu hồi diêm. Hai toà Thiêu Hương và Thượng Điện theo lối chéo đao tẩu góc. Những mảng chạm khắc tinh xảo trên các đố lụa, con sơn, kẻ bẩy là một kiệt tác kiến trúc tiêu biểu của những ngôi chùa tiền phật hậu thánh chốn Sơn Nam.

Trong các ngôi chùa cổ của nước ta hiện nay, chùa Keo là một trong những ngôi chùa còn đầy đủ tượng pháp nhất. Các pho tượng ở đây hội tụ những giá trị nghệ thuật của thế kỷ 17, 18, đó là các tượng Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát…

Đặc biệt tại toà Thượng Điện hiện có pho tượng đã ngót nghìn năm tuổi. Đó là pho tượng thiền sư Không Lộ bằng gỗ trầm hương được đặt trong cung cấm. Tại chùa Keo ngày nay còn lưu giữ những cổ vật quý hiếm như đôi chân đèn thời Mạc, bàn thờ quý thời Lê, bộ thuyền rồng, bộ nhạc khí và 2 quả chuông đồng.

Con thuyền rồng đặt ở toà Thiêu Hương là tác phẩm có vẻ đẹp về tạo dáng, có chiều sâu về trí tuệ. Và đặc biệt nó gắn với cuộc đời Thiền sư Không Lộ, xưa kia ngài đã từng làm nghề chài lưới. Thuyền dài 3m, dáng như chiếc vỏ trấu khổng lồ. Trong thuyền có đủ long đình, giỏ chiêng, giỏ trống, súng thần công, bơi chèo, phao bơi…Cỗ thuyền rồng này đã nhiều lần được trưng bày trong viện bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Dọc 2 bên sườn chùa , bắt đầu từ toà tiền đường chạy ra đến hậu đường là 2 dãy hành lang, mỗi dãy gồm 33 gian, được xây theo lối vì kèo vì mái. Các gian được chia bởi các hàng chân cột.

Từ buổi xây dựng, chùa Keo đó đón không biết bao nhiêu lượt khách đến thăm quan gác chuông. Đây là một kiến trúc độc đáo hoàn toàn bằng gỗ cao hơn 11m, làm theo kiểu chồng diêm 3 tầng, mỗi tầng 4 mái. Kết cấu đáng chú ý nhất là bộ vì kèo và các đấu củng, vừa là phần chịu lực, vừa để trang trí. Phần cổ diêm là hệ thống trấn song được trang trí những hoạ tiết hoa văn phong phú như rồng mây, hoa lá được cách điệu rất cao. Tình cảm và ước vọng của người xưa như được gửi gắm vào công trình đặc biệt này. Gác chuông chùa Keo được công nhận là “ gác chuông gỗ cao nhất Việt Nam”.

Trong khu kiến trúc còn một công trình nữa hết sức độc đáo đó là một giếng nước được xếp bằng 33 chiếc cối đá thủng rất cổ, rất gần gũi với đời sống nhân dân. Người dân làng Keo nói rằng đây chính là 33 chiếc cối giã gạo nuôi thợ, nuôi thầy để xây dựng chùa Keo. Phải chăng đó là vật chứng nhắc nhở mọi người hãy nhớ đến công sức của người xưa mà tu bổ, bảo vệ công trình kiến trúc quý báu này.

Lễ hội chùa Keo bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình diễn ra hàng năm vào 2 kỳ: ngày 4 tháng giêng âm lịch là hội mùa xuân và hội mùa thu được diễn ra từ ngày 10 – 15 tháng 9 âm lịch, nhằm tưởng nhớ đến công đức của thiền sư Không Lộ và những người có công xây dựng chùa. Thế nhưng du khách đến thăm quan vãng cảnh chùa Keo thì ngày nào cũng có. Chùa Keo từ lâu đã đi vào đời sống tâm linh và là niềm tự hào của cư dân nơi đây.

 

Lễ hội lớn của làng Keo thu hút hàng vạn người từ khắp mọi nơi - ấy là hội mùa thu tháng chín. Đây là kỳ lễ trọng và là hội lớn nhất trong năm của bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình. Nếu hội vui xuân chùa Keo mang tính chất lễ hội nông nghiệp, hội thi tài, thì hội thu, ngoài tính chất hội thi tài nó còn mang đậm tính chất hội lịch sử, hội văn nghệ. Ở hội này, phần chủ yếu của cuộc đời thiền sư Không Lộ được biểu hiện như một diễn xướng lịch sử. Nhiều lễ tiết mang tính tôn giáo, lại đậm đà sắc thái của những sinh hoạt văn hóa dân gian.

Lễ hội chùa Keo là sự tích hợp của tín ngưỡng nông nghiệp với Phật giáo. Di tích chùa Keo được xếp hạng là một trong những di tích nổi tiếng thời Lê còn lại, chính là ở quy mô và nghệ thuật kiến trúc của nó. Gần nửa thiên nhiên kỷ qua, tháp chuông chùa Keo đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho mảnh đất và con người ở vùng quê nơi cửa biển…

 

 


Tác giả: Hải Duyên
Nguồn: vuthu.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.886
Hôm qua : 2.370
Tháng 05 : 31.043
Năm 2020 : 335.743