A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng vụ đông năm 2019

Hiện nay nông dân các địa phương trong huyện đã hoàn thành gieo trồng diện tích cây vụ đông ưa ấm, chuyển trọng tâm sang chăm sóc, phòng trừ sâu bênh, đồng thời tiếp tục trồng cây ưa lạnh theo kế hoạch.

1. Với nhóm cây ưa ấm

Cây ngô:

- Cần phải dặm tỉa sớm, khi cây được 1-2 lá tiến hành dặm tỉa, không để đứt rễ.

- Bón phân sớm, đủ lượng phân và cân đối để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất cho 360m2 là: Phân chuồng 300-500kg, phân Lân Supe 20-25kg, Đạm Ure 12-15kg, Kali Clorua 8-10kg. Bón phân khi ngô được 3-4 lá 1/3 lượng đạm, 7-9 lá 1/3 lượng đạm + 1/3 Lượng Kali và khi ngô trổ cờ 1/3 lượng Kali.

- Tùy theo điều kiệt thời tiết, chân đất để có chế độ tưới nước hợp lý, tưới nước kết hợp với các lần bón phân để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, lần 1 khi cây được 7-9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc, lần 2 trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

- Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

Cây bí xanh, bí ngô, dưa chuột, ớt:

Cần áp dụng kỹ thuật làm bầu, ươm cây con và chăm sóc cây con tốt. Với bầu bí, dưa chuột nên áp dụng kỹ thuật trồng gối bằng cách rạch lúa để đặt bầu trước khi thu hoạch lúa, hướng dẫn nông dân sản xuất an toàn theo VietGAP.

- Phân bón trên diện tích 360m2: phân chuồng 300-500kg, Lân Supe 18-20kg, Đam ure 9-11kg, Kali Clorua 5-7kg.

- Sau trồng 5-7 ngày hòa 2-3kg đạm ure để tưới nhử, khi cây được 5-6 lá bón 4-5kg ure + 2-3kg Kali, kết hợp với làm cỏ, vun gốc. Thúc giai đoạn ra hoa đậu quả 3-4kg ure + 3-4kg Kali.

- Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6-7cm để tăng hiệu quả phân bón, các lần bón kết hợp với làm cỏ và tưới nước.

- Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, bộ rễ của cây phát triển mạnh, ăn rộng. Để tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây cần tiến hành vun xới, làm cỏ và vun gốc trước khi cây bò kín đất. Bấm ngọn vào buổi sáng khi cây được 5-6 lá thật, sau đó tuyển chọn 2-3 nhánh lớn để lại. Ruộng phải thoát nước tốt, dọn sạch cỏ cho ruộng để ngừa thối quả.

- Phòng trừ sâu bệnh: để ngăn ngừa sâu bệnh ngay từ khi cây con sau mọc 7-8 ngày dùng thuốc Viladaci và thuốc Ofatox tưới cho cây.

- Phòng trừ sâu xanh, rệp, sâu và sâu vẽ bùa dùng thuốc Actara, Morefride…

- Bọ phấn trắng, bọ nhảy dùng thuốc Sokupi, Dylan…

- Bệnh sương mai dùng thuốc Boocdo, Zinep…

- Bệnh phấn trắng dùng thuốc Bayleston, Bavistin…

2. Đối với nhóm cây ưa lạnh

Cây khoai tây:

- Khoai tây có nguồn gốc ôn đới nhiệt độ thích hợp 15-220C nên cần bố trí thời vụ tập trung từ 15/10 - 20/11, tốt nhất 25/10 - 15/11, không nên trồng muộn vì thiếu ánh sáng, nhiệt độ quá thấp, âm u mưa phùn làm bệnh hại phát triển, tích lũy về củ mạnh, làm ảnh hưởng đến năng suất. Nên bố trí trồng trên đất vàn, vàn cao, đất có độ tơi xốp, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng, tưới tiêu thuận lợi.

- Lượng phân cho 360m2: phân chuồng 300-500kg, 10-12kg đạm ure, 15-20kg lân supe, 6-7kg kali.

+ Bón thúc lần 1: Sau 15-20 ngày trồng bón 1/3 đạm + 1/3 kali và kết hợp với vun lần 1.

+ Bón thúc lần 2: 1/3 đạm + 1/3 kali còn lại và kết hợp với vun lần 2.

+ Kết thúc bón phân cho khoai sau khi trồng 35-40 ngày. Khi bón phân kết hợp vun xới và tưới nước giữ ẩm cho cây, nên áp dụng phương pháp tưới rãnh cho nước vào 1/3 luống đất thịt, 1/2 luống đất cát để đất tự ngấm sau đó tháo cạn và đồng thời loại bỏ các cây bị bệnh vi khuẩn héo xanh và cây bị virut đem tiêu hủy.

- Tưới nước cho cây sau trồng và sau vun 2-3 ngày để hạn chế hỏng củ và rễ. Việc tưới nước kết thúc trước 60 ngày để tránh nứt củ, gặp trời mưa to cần khẩn trương tiêu, thoát nước, tiến hành xới phá váng và phun phòng trừ bệnh sớm.

- Phòng trừ sâu, bệnh: Sâu xám, bọ trĩ, nhện hại đầu vụ, bệnh xoăn lùn, khảm lá, héo xanh và mốc sương giai đoạn giữa đến cuối vụ. Vì vậy cần sử dụng giống sạch bệnh, bón phân cân đối, thường xuyên thăm đồng loại bỏ những cây bị bệnh đem tiêu hủy, dùng thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng.


Tác giả: Nguồn Trạm Khuyến nông huyện Vũ Thư
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Thái Bình
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.449
Hôm qua : 2.271
Tháng 05 : 47.233
Năm 2020 : 351.933