A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Người chăn nuôi e dè tái đàn lợn

Ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi làm số lượng lớn lợn mắc bệnh phải tiêu hủy. Nguồn cung giảm là yếu tố chủ yếu khiến giá thịt lợn thương phẩm, lợn hơi trên thị trường tăng cao đột biến. Tái đàn, là giải pháp căn cơ để ổn định giá thịt lợn ở mức phù hợp. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, nhiều hộ chăn nuôi lại không mặn mà tái đàn dù dịch bệnh đã được khống chế.

Chuồng lợn nhà anh Hưng vãn bỏ trống

Hơn 4 tháng nay, toàn bộ chuồng trại của gia đình ông Nguyễn Như Hưng, thôn Trung Hòa, xã Bách Thuận hoàn toàn bỏ trống do đàn lợn 50 con đã bị tiêu hủy bởi dịch tả châu Phi. "Muốn tái đàn nhưng thực tế là không có vốn, con giống phải xuống, còn giá lợn xuống thì xuống hẳn hoặc phải giữ ổn định thì người dân chúng tôi mới dám tái đàn, thứ nữa là chưa dám khẳng định dịch bệnh đã hết nên nông dân rất đắn đo" - ông Hưng bộc bạch.

Không chỉ những hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ bỏ trống chuồng, ngay cả những trại lợn quy mô lớn tổng đàn lợn cũng giảm so với trước. Trại lợn 15 con nái và 150 con giống của ông Nguyễn Đình Bỉnh, thôn Liên Hồng, xã Bách Thuận được coi là "hạt nhân" giúp cho nhiều hộ chăn nuôi trong xóm tài đàn trở lại, tuy nhiên việc mua bán giống diễn ra rất cầm chừng. "Con giống bây giờ rất đắt. Một con lợn giống là 2 triệu, cộng với tiền cám 3 triệu/con, bây giờ mà không có vốn thì việc tái đàn là rất khó. Ở xóm này hầu như chuồng trại họ bỏ không hết rồi" - ông Bỉnh thông tin thêm.

Đàn lợn sụt giảm mạnh do nhiêu nguyên nhân khác nhau

Không bỏ trống chuồng trại, toàn bộ khu chuồng nuôi lợn rộng 100 m2 đã được ông Đặng Văn Hỏa, thôn Nguyệt Lãng, xã Minh Khai chuyển sang chăn nuôi gà sau khi đàn lợn 100 con của gia đình bị tiêu hủy bởi dịch tả lợn châu Phi. Dù hiện nay giá lợn tăng cao, nhưng cùng với tâm lý chung của các hộ chăn nuôi trong xã, việc tái đàn lợn của gia đình vẫn cứ là e dè. Với ông Hỏa, dù nuôi gà giá không cao nhưng so với nuôi lợn thời điềm này thì nuôi gà vẫn an toàn hơn.

Ông Trần Đức Toản - HUV, Trưởng phòng NN - PTNT huyện

Tổng đàn lợn của huyện hiện có 62 nghìn con, giảm 50% so với đầu năm 2019, số hộ chăn nuôi cũng giảm tới 60% so với thời điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Để hỗ trợ người dân tái đàn, khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh, nhiều giải pháp đã được huyện triển khai thực hiện. "Bên cạnh đẩy nhanh tiến độ giải ngân hỗ trợ dịch tả lợn châu Phi (đợt 2) để các hộ có nguồn vốn tái đàn, phòng NN&PTNT cũng tham mưu cho UBND huyện tổ chức kiểm tra điều kiện tái đàn tại các hộ. Trong đó tập trung kiểm tra vệ sinh an toàn chăn nuôi như: chuồng trại, khu cách ly tiêu độc khử trùng và sẽ tổ chức lấy mẫu xác định sự lưu trú của virut dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện để từ đó có khuyến cáo về mặt cơ sở khoa học giúp các hộ yên tâm tái đàn" - ông Trần Đức Toản, Trưởng phòng NN&PTNT cho biết thêm.

Việc tái đàn lợn an toàn vào thời điểm này là rất quan trọng bởi đây sẽ là nguồn cung góp phần bình ổn giá thịt lợn trên thị trường. Tuy nhiên để tái đàn an toàn hiệu quả, thì việc tăng cường tư vấn áp dụng các biện pháp an toàn sinh học cho người chăn nuôi cũng cần phải được tính đến./.


Tác giả: Bài và ảnh Tiên Dung
Nguồn: vuthu.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 26
Hôm qua : 3.180
Tháng 05 : 31.363
Năm 2020 : 336.063