A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Vội vàng tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi - Lợi bất cập hại

Hiện nay một số địa phương của huyện Vũ Thư đã đủ điều kiện công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và thực hiện khuyến cáo của ngành nông nghiệp nhiều hộ chăn nuôi vẫn đang cẩn trọng trong việc tái đàn cho dù giá lợn liên tục tăng cao.

 

Gần 2 tháng kể từ khi xã ra thông báo hết dịch tả lợn châu Phi, ông Bùi Bá Khoát, xã Nguyên Xá vẫn đều đặn thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại để mong sớm tái đàn. "Muốn thì cùng rất là muốn nhưng không dám vào vì vào bây giờ không có vốn, lợn giống thì đắt mà đi vay để vào dịch bị lại thì chỉ có sạt nghiệp. Xung quanh đây cũng chưa có ai dám vào" - ông Khoát chia sẻ.

Nôn nóng nhưng lại lo sợ, đó là tâm trạng chung của nhiều hộ chăn nuôi tại Vũ Thư khi nhắc đến chuyện tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi. Điều này cũng dễ hiểu bởi thời gian gần đây giá lợn hơi liên tục tăng cao, trong khi chuồng trại bỏ trống khiến họ nóng lòng muốn tái đàn để gỡ lại những gì đã mất. "Nhiều thương lái vào bảo lợn đang được giá thì vào đàn đi để kéo lại, nhưng thực tế gia đình chưa dám vào. Chăn nuôi chỉ trông vào con lợn con gà, nhiều người họ cũng đánh liều vào, một thắng một bại thôi"  - ông Đặng Văn Hỏa, xã Minh Khai bộc bạch.

Biết được nỗi sốt sắng của người chăn nuôi, nhất là trong thời điểm giá lợn tăng cao, các địa phương trên địa bàn huyện Vũ Thư đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân không ồ ạt tái đàn. "Tính đến ngày 16/ 9,  huyện Vũ Thư đã có 11 xã được công bố hết dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biết hết sức phức tạp. Thực hiện chỉ đạo bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, huyện và ngành chuyên môn chúng tôi vẫn khuyến cáo người chăn nuôi không nên vội vã tái đàn, đặc biệ  những xã trong vùng dịch không được tái đàn. Với những hộ chăn nuôi thuộc xã đã công bố hết dịch nếu muốn nhập đàn thì phải thực hiện triệt để các biện pháp chăn nuôi ATSH, sau đó áp dụng nhập 10% so với quy mô đàn. Những hộ cố tình tái đàn, ủy ban xã có trách nhiêm xuống làm biên bản cam kết, nếu bị dịch những hộ đó sẽ không được nhận hỗ trợ theo quy định" - chị Lưu Thị Thu Hoài, Phụ trách Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vũ Thư cho hay.

Dù đã được khuyến cáo không nên tái đàn khi dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng "của đau con xót" một số hộ chăn nuôi đã tự ý tái đàn, thậm chí số lượng còn vướt quá 10% tổng đàn cho phép. Cũng biết mình liều vì kế sinh nhai nên họ xác định: một là còn hai là mất. Và việc tái đàn nóng vội đã khiến không ít hộ chăn nuôi phải tiêu hủy lợn lần thứ 2. "Đòn đau nhớ lâu", bài học đã khiến nhiều người thậm chí còn không dám nghĩ đến việc tái đàn. " Lần thứ 2 nhà tôi vào 85 con lợn, đến giờ chỉ còn 11 con. Thì  cả đống tiền bỏ ra đã tiêu hủy hết rồi, nên nghĩ còn bằng đấy cố cứu vớt xem có được hay không, nhưng nuôi được 1 tháng thì bị tái dịch. Tôi tiêu độc khử trùng chuồng trại kỹ lắm, ngày nào tôi cũng phun, lúc mới bắt lợn về ngày tôi phun 2 lần, mà vẫn không qua được. Nên theo tôi mọi người không nên tái đàn bây giờ, vì dịch bệnh vẫn còn ủ" - một người chăn nuôi tại xã Vũ Tiến tâm sự.

Công bố hết dịch không có nghĩa là dịch bệnh sẽ không bùng phát trở lại bởi trong điều kiện thuận lợi virus dịch tả lợn châu Phi có thể tồn tại được 3-6 tháng. Và việc nôn nóng tái đàn không chỉ để lại thêm gánh nặng cho người chăn nuôi nếu tái dịch mà gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh. Do đó, cẩn  trọng, chắc chắn là khuyến cáo của cơ quan chuyên môn với người chăn nuôi trong việc tái đàn ở thời điểm hiện tại./.


Tác giả: Bài và ảnh Tiên Dung
Nguồn: vuthu.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.124
Hôm qua : 2.271
Tháng 05 : 46.908
Năm 2020 : 351.608