A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Cha con người tạc tượng

"Cha con người tạc tượng" là tiêu đề câu chuyện của CTV Cao Bá Khoát gửi về BBT Đài TT - TH Vũ Thư. Bài viết đi sâu khai thác tính tiền phong, gương mẫu của Người cha là ông Nguyễn Văn Cuông và người con là Nguyễn Văn Thương, đều là hai đảng viên tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi ở xã Minh Khai. Sau đây mời quý vị và các bạn cùng theo dõi nội dung câu chuyện.


 Ông  Nguyễn Văn Cuông là bạn chí thân của tôi từ hồi anh đương chức phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Minh Khai. Hôm đó, tôi về Minh Khai viết bài cho chương trình nông nghiệp. Khi công việc đã tạm ổn, anh Cuông mời tôi đến thăm đình Hội, ngôi đình vừa được Ủy ban nhân dân bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất công nhận là di tích lịch sử văn hóa và kháng chiến. Cụ Hoàng Thọ Tự, thủ nhang của đình làng, kể cho tôi nghe lai lịch đình Hội và chuyện dựng lại  ngôi đình.

          Đình Hội là ngôi đình cổ, được xây dựng từ bao giờ thì ngay đến các cụ cao tuổi nhất của làng Hội cũng không ai biết cả. Đình thờ Thánh nữ Hồng Vân và tướng quân Phạm Cối Sớ, một vị tướng văn võ toàn tài của Hai Bà Trưng. "Khi tướng quân Cối Sớ nhận lệnh của Trưng nữ vương, đuổi giặc đến An Hội trang thì trời sập tối. Ngài vào trong đình làng Hội, nghỉ lại một đêm, đêm ấy Thánh nữ Hồng Vân hiển linh, giúp Ngài dẹp giặc..." . Chỉ một vài dòng ngắn ngủi ấy, cũng đủ cho mọi người thấy: Đình Hội có từ thời Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa. Đình Hội cũng là nơi ghi nhiều dấu ấn oanh liệt thời chống Pháp. Đình là địa điểm hội quân của du kích địa phương trước khi xuất trận, khi những người con ưu tú của quê hương như anh hùng Trần Văn Tá, nữ du kích đường 10 Phạm Thị Thục, anh Ngôn, anh Khuê bị địch hành quyết tại sân đình hy sinh, dân làng lấy hoành phi, câu đối, cánh cửa đình, để đóng quan tài chôn cất. Trong một trận càn quét vào làng, địch vấp mìn của du kích gài trước cổng đình, tên quan hai Pháp chết, chúng ra lệnh phá huỷ ngôi đình cổ. Do không có điều kiện và cũng do sơ suất của con người, nên hàng chục năm sau hòa bình, đình Hội vẫn trơ trơ nguyên cái nền đầy cỏ mọc. Đến khi đại úy Hoàng Thọ Uy và anh thương binh Nguyễn Văn Cuông từ thành cổ Quảng Trị, xuất ngũ về với đời thường, các cụ già làng đem nguyện vọng của dân nói với các ông, làng viết thư để ông Cuông, ông Uy đem đến những nơi có người thôn Hội đang sinh sống, vận động họ tài trợ kinh phí để làng dựng lại đình. Tất các gia đình trong thôn, tự nguyện góp công làm đất, đóng gạch, xây tường, cánh thợ mộc lành nghề và cánh trai trẻ đang học nghề, cùng nhau chạm khắc hoa văn trên các vì kèo, con sơn, làm hoành phi, câu đối . Cụ Hoàng Thọ Tự và một số thanh niên khác, trong đó có Nguyễn Văn Thương, làm các đồ tuế khí, kiệu bát cống, đại tự, ban thờ. Đình Hội được khánh thành trong thời gian rất ngắn. Ngay sau đó, đình được bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất công nhận là di tích lịch sử văn hóa và kháng chiến. Có được niềm vinh dự lớn lao này, người dân làng Hội vô cùng biết ơn ông Uy và cha con ông Nguyễn Văn Cuông.   

          Sau việc dựng lại đình là chuyện làm lại chùa An Hội. Chùa An Hội  rất gần đình Hội, khi Pháp phá đình, dân làng đem tượng Thánh nữ Hồng Vân và bài vị của tướng quân Cối Sớ, cùng các đồ tuế khí của đình cất giữ trong chùa An Hội. Một lần, về thăm nhà, đại đức Thích Tâm Quán trụ trì chùa Diên Quang, Quế Võ, Bắc Ninh, ngỏ ý muốn phát công tâm đức làm lại chùa An Hội hoàn toàn bằng gỗ. Nguyễn Văn Thương nhận thấy đây là dịp may hiếm có để mình thử sức tay nghề. Anh nhận lời làm chùa An Hội hoàn toàn bằng gỗ, thay thế ngôi chùa xây gạch đã và đang xuống cấp. Một công trình rất mới mẻ đối với Thương, nhưng được người cha động viên, được chính quyền, dân làng khuyến khích và Thương là đảng viên trẻ dám nghĩ, dám làm, năng động và sáng tạo. Thương chịu khó xuôi ngược nhiều nơi, săn tìm gỗ quý, vận chuyển về quê để dựng chùa, tạc tượng. Một ngôi chùa hoàn toàn bằng gỗ đã dần dần hiện ra trước mắt mọi người với rất nhiều tiếng khen. Ngày khánh thành công trình, hàng vạn tăng ni, phật tử trong Nam, ngoài Bắc, từ thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Lạng Sơn...Hàng trăm xe lớn, xe con đỗ kín sân vận động xã Minh Khai. Mọi người tập trung về chùa An Hội, tụng kinh, niệm phật. Người ta quây quần quanh Nguyễn Văn Thương, chụp ảnh, khen ngợi, cảm ơn...và tìm hiểu thêm về cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp Văn Thương.

          Nguyễn Văn Thương, con trai anh Cuông, trẻ, khỏe và năng động. Bản thân ham học hỏi, đam mê với nghề tạc tượng nên nửa ngày đi học, còn nửa ngày Thương vác dụng cụ theo cha chú đến làm việc tại các đình chùa. Làng Hội của Thương vốn nổi tiếng một vùng về nghề chạm khắc gỗ, làm hoành phi, câu đối, cửa võng và tượng Phật. Đến năm 2002, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Thương được chọn đi học cao đẳng kinh tế Thái Bình, khoa quản lí, theo đề án 26 của ủy ban nhân dân bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất về đào tạo cán bộ cấp xã, phường. Năm 2005 ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, lại là đảng viên được kết nạp năm 2001, nhưng Thương không xin được việc làm trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên: Thương không nản chí, không làm công chức nhà nước thì mình làm doanh nghiệp tư nhân. Có sao đâu? Các cụ xưa đã dạy: "của bề bề không bằng có nghề trong tay". Với khát khao được lao động, được cống hiến, Thương bàn với cha mở xưởng chạm khắc gỗ ngay tại nhà mình. Suy nghĩ của anh là : giữ nghề truyền thống của làng quê và giải quyết công ăn việc làm cho cánh thanh niên cùng trang lứa. Mấy gian nhà nhỏ, một mảnh vườn cỏn con và cái sân không rộng lắm, ngổn ngang toàn gỗ là gỗ. Nơi thì để gỗ nguyên liệu, nơi thì để gỗ đã sơ chế, trong nhà là nơi xếp các thành phẩm: Hoành phi, câu đối, đại tự, cửa võng và rất nhiều tượng Phật. Tiếng cưa xẻ gỗ ầm ộ suốt ngày. "Vạn sự khởi đầu nan" vốn liếng hạn hẹp nên Thương chưa dám mua máy móc hiện đại, mọi công việc đều làm thủ công, dựa vào đôi tay và sức lực con người. Thấy cánh trẻ làm việc vất vả quá, mồ hôi và mạt cưa bám đầy người, lại làm việc ở môi trường chật chội  nên người cha vô cùng ái ngại. Anh Cuông mạnh dạn vay tiền và thuê đất để con mua máy móc, mở rộng cơ sở làm việc. Ban đầu, Thương chấp nhận làm thuê cho một số cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn. Từ đó anh học hỏi thêm để  nâng cao tay nghề và sau đó tách ra  kinh doanh độc lập. Càng ngày, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp Văn Thương đã có đông khách hàng ở trong và ngoài bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất. Cánh tay của Nguyễn Văn Thương đã vươn dài đến các công trình lớn. Thương cùng đội ngũ thợ lành nghề của mình tham gia nhiều công trình đồ sộ như Chùa Đậu (Hà Nội), Chùa Đọi (Hà Nam), Đền Sung(Lạng Sơn), Đền Bảo Lộc, Đền Trần (Nam Định)... Đặc biệt là: Mùa xuân năm 2010, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ  Nguyễn Văn Thương được tuyển chọn làm trang trí nội thất khu tưởng niệm Bác Hồ ở đảo Trường Sa Lớn. Nhiều đoàn khách đến với Trường Sa, ngắm nhìn những bức hoành phi, câu đối, sơn son thiếp vàng ở khu tưởng niệm Bác Hồ, đã viết thư về khen ngợi người thợ tài hoa thôn Hội. Phải đi nhiều nơi, phải giao dịch rộng và đã có đủ vốn liếng để làm ăn lớn, Thương quyết định đầu tư kinh phí, mua một chiếc ô tô du lịch và xin chuyển đổi 8000 mét vuông đất ruộng của gia đình mình, đất cấy lúa kém hiệu quả trước cửa đình Hội, lập thêm phân xưởng số 2 chuyên làm nhà gỗ, chùa gỗ. Nhà gỗ thì đã có nguyên mẫu, đó là ngôi nhà 5 gian mà bố mẹ và vợ chồng Thương đang ở, ngôi nhà này được làm cách đây 3 năm, hoàn toàn bằng gỗ. Bước vào nhà là đã thấy mát rượi, thanh thản vô cùng. Bảy vì kèo gỗ rất giống những vì kèo nhà cổ. Bàn tay Nguyễn Văn Thương đã chạm trổ hoa văn trên các vì kèo đó. Đẹp không chê vào đâu được. Tôi nói với anh Cuông:

          - Ông sướng về hậu vận. Bao nhiêu năm cống hiến, vui có, buồn cũng có, nay nghỉ hưu rồi, với mấy triệu lương hưu xã và phụ cấp thương binh, nhưng được ở trong ngôi nhà gỗ sang trọng như thế này, ai hơn ông nữa?

          - Ấy là cũng may, các con hiếu thảo, biết nghe lời cha mẹ, biết giữ nghề cho quê hương, doanh nghiệp của Thương đang tiến triển tốt. Mỗi năm cũng thu thực lãi  trên dưới 300 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí. Lương công nhân khoảng 6-7 triệu đồng một tháng, có người tay nghề cao, đạt 9 đến mười triệu đồng.

          Thương mời chúng tôi cùng ra thăm cơ sở 2 của anh. Thương giới thiệu với tôi: Cơ sở sản xuất số 2 của cháu rộng 8000 mét vuông, kia là xưởng sản xuất, đây là nhà ở của công nhân, đối diện ngôi nhà này là phân xưởng sơn và kế đó là công trình phụ... Mười gian nhà xưởng vừa hoàn thành thì bị bão số 1 tàn phá, tất cả các cột bê tông cốt thép đều bị gẫy gục, mái nhà bị hất xuống sân, khu xưởng sơn mới đổ bê tông nền, những lõi sắt đều bị uốn cong, phải mất khá nhiều thời gian làm lại. Tuy nhiên, hợp đồng làm ngôi chùa hoàn toàn bằng gỗ cho đại đức trụ trì chùa Phúc Minh vẫn không thể dừng lại được. Ba trăm khối gỗ để dựng ngôi chùa ấy đã được chuyển về đây để sơ chế. Ngôi chùa gỗ Phúc Minh có tới một trăm cây cột cao to, mỗi cây cột là một khối gỗ nguyên bản. Chùa, tượng Phật cùng tất cả các đồ tuế khí của Phúc Minh tự đều bằng gỗ và do cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp Văn Thương làm ra, chắc chắn sẽ đẹp, sẽ làm hài lòng khách hàng và phật tử.

          Tôi hỏi nhỏ anh Cuông:

          - Trong quá trình xây dựng nông thôn mới,  cha con anh đóng góp được nhiều không?

          Anh Cuông cười rất tươi:

          - Bản thân tôi nguyên là cán bộ xã nghỉ hưu, là đảng viên đã được nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, là bộ đội Cụ Hồ và là thương binh...Nguyễn Văn Thương cũng là đảng viên, cơ sở sản xuất của Thương được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương nâng đỡ, cha con tôi phải gương mẫu chứ. Ngoài các khoản đóng góp theo quy định chung, gia đình tôi vừa góp công, vừa ủng hộ nhiều triệu đồng để địa phương làm đường xã , đường thôn. Nguyễn Văn Thương còn dành riêng một khoản tiền không nhỏ để ủng hộ địa phương xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ khuyến học và nhiều quỹ khác.


Tác giả: Cao Bá Khoát
Nguồn: vuthu.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.269
Hôm qua : 2.271
Tháng 05 : 47.053
Năm 2020 : 351.753