A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến thắng bệnh tật để thoát nghèo

Đột ngột phát hiện mình mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối khi mới 23 tuổi nhưng không hoang mang, tuyệt vọng mà muốn tận dụng mọi cơ hội có thể để lập nghiệp, làm giàu cho gia đình và quê hương. Đó là câu chuyện khởi nghiệp của thanh niên Trương Văn Lượng, sinh năm 1986 tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư.

Xưởng sản xuất của thanh niên Trương Văn Lượng

Một tuần phải đi chạy thận 3 lần song anh Lượng vẫn gắn bó với công việc tại xưởng sản xuất lồng công nghiệp. Anh kể: năm 2009, theo chuẩn đoán của bác sỹ anh phát hiện bị suy thận giai đoạn cuối. Năm đầu tiên anh cũng bi quan, sau đó, anh đã xác định lại tư tưởng kiếm một nghề  và anh đã nuôi chim. Trong quá trình nuôi chim anh Lượng nhận thấy nhu cầu của bà con cần lồng công nghiệp để chuyển sang sản xuất mô hình mới. Năm 2012 Anh mở xưởng sản xuất này đáp ứng nhu cầu của bà con. Sản phẩm của xưởng là lồng gà đẻ trứng công nghiệp và lồng chim bồ câu.

Không đòi hỏi kỹ thuật cao, cộng với gần nhà nên xưởng sản xuất lồng công nghiệp của anh luôn có 15 lao động thường xuyên làm việc. Người ít tuổi nhất là 20, người cao tuổi nhất cũng đã 70. Làm việc tại đây ngay từ những ngày đầu thành lập xưởng, ông Phạm Đức Kham và anh Phạm Hoàng Phong thôn Hoàng Xá, xã Nguyên Xá chia sẻ: “Nếu là tốt thì lương là 8-9 triệu, còn trung bình 5-6tr. Tôi rất khâm phục anh Lương bởi anh rất nghị lực và giỏi. Tuy rằng có bệnh tật nhưng anh vẫn vượt lên làm tốt, mà còn tốt hơn nững người không có bệnh”’ “Mình làm việc ở đây được 2 năm rồi, công việc rất phù hợp với mình. Hiện cả 2 vợ chòng đều làm ở đây.Công việc ở đây không gò bó thời gian vì khoán theo sản phẩm, nên có thể về sớm với con cái hoặc có công việc thì có thể nghỉ”.

Trương Văn Lượng - Hướng dẫn công nhân kỹ thuật làm ra sản phẩm

Một trong những tác dụng phụ khi điều trị suy thận là chứng mệt mỏi, mất tinh thần làm việc, thế nhưng có lẽ nhiều người không nhận ra điều này khi tiếp xúc với Lượng. Hiện mỗi ngày xưởng cung cấp ra thị trường 200 chiếc lồng với doanh thu 90 triệu đồng/tháng. “Để tạo thêm việc làm cho bà con và anh em mình có dự định mở thêm xưởng mới và cập nhật công nghệ 4.0 để đưa sảm phẩm đến với bà con” – anh Lượng thông tin thêm.

Công nhân đang làm động sản xuất

Nhà có 2 anh em thì cả 2 anh em đều mắc bệnh suy thận. Không may mắn như người em, Lượng không tìm được người tương thích để ghép thận. Gần 10 năm sống chung với bệnh tật, cũng chính là những ngày Lượng nhìn lại cuộc đời mình để lắng nghe nhiều hơn, mở lòng mình để yêu thương và chấp nhận. Dù mô hình sản xuất lồng công nghiệp quy mô còn nhỏ, nhưng với sự quyết tâm, Trương Văn Lượng khiến nhiều người khâm phục ở nghị lực sống, sự lạc quan vượt qua bệnh tật, khởi nghiệp thành công./.


Tác giả: Bài và ảnh Tiên Dung, Lê Trugng
Nguồn: vuthu.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.356
Hôm qua : 2.271
Tháng 05 : 47.140
Năm 2020 : 351.840