A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Quỹ khuyến học mang tên thầy giáo Phạm Ngọc San

Thầy giáo Phạm Ngọc San sinh năm 1913, tại làng Phú Lễ, xã Tự Tân, huyện Thư Trì (nay là thôn Phú Lễ, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư) - nguyên là hiệu trưởng trường cấp I xã Tự Tân. Năm 2008, theo sáng kiến của ông Phạm Nhật Lệ, 443 học trò cũ của thầy Phạm Ngọc San đã tụ hội dưới mái trường xưa ôn cố tri tân và thành lập quỹ khuyến học mang tên thầy giáo San. Quỹ khuyến học ra đời đã kịp thời động viên các em học sinh nỗ lực vươn lên trong học tập


Đình làng xã Tự Tân, nơi thầy giáo Phạm Ngọc San từng dạy học (Ảnh CTV)

Thầy giáo Phạm Ngọc San sinh năm 1913, tại làng Phú Lễ, xã Tự Tân. Thủa nhỏ, thày được bố mẹ cho đi học trường tổng Khê Kiều, đỗ sơ học yếu lược. Thày giáo của trường tổng Khê Kiều là đồng chí Tống Văn Phổ (sau này đồng chí Tống Văn Phổ là bí thư bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất ủy Thái Bình).

Vào khoảng năm 1927-1930: trong họ Phạm Tiên Hưng có cụ Phạm Duy Ninh làm huấn đạo trường Pháp - Việt ở Việt Trì (Phú Thọ), thầy giáo San được gia đình gửi lên đó học. Sau ba năm đèn sách, thày San đỗ bằng Xéc-ti-phi-ca, trở về Thái Bình làm nghề dạy học. Thầy San dạy học ở xã Đông Đoài, huyện Vũ Tiên, sau lại về Phú Lễ làm gia sư ở nhà cụ Phạm Quế Phan. Cụ Phan là thân sinh của các ông Phạm Chiêm (Lê Trọng), Phạm Thế Truyền, Phạm Nhật Lệ, Phạm Thế Song, Phạm Trọng. Học trò của thầy San rất đông, có nhiều trình độ, có cả nam và nữ của các gia đình thuộc mọi tầng lớp: giàu, nghèo, thường dân và phú hào trong vùng. Sau 6 năm làm gia sư tại nhà cụ Phạm Quế Phan, được sự ủng hộ của chính quyền, sự tín nhiệm của các bậc phụ huynh, thầy San trúng tuyển kì thi sát hạch và được bổ nhiệm làm hương sư, được hưởng lương hàng tháng. Trường học của thày được chuyển ra đình làng Phú Lễ. Thầy Phạm Ngọc San, vị hương sư đầu tiên, người giáo viên của nhà nước bảo hộ duy nhất dạy học ở đình Phú Lễ từ năm 1939-1945. Ngày đầu tiên của năm 1951, cùng với ông Phạm Ngọc Đỉnh, thày San được công nhận chính thức làm giáo viên của trường Phổ thông cấp 1 xã Tự Tân. Năm 1949, thầy San vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm học 1955-1956 thầy Phạm Ngọc San được đề bạt làm hiệu trưởng trường phổ thông cấp 1 xã Tự Tân. Đây là vị hiệu trưởng đầu tiên của các ngành học ở Tự Tân. Tiếc thay, trong cải cách ruộng đất, thầy San bị xử lí oan, nhưng sau đợt sửa sai, thầy được phục hồi Đảng tịch, được phục chức hiệu trưởng và được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường phổ thông cấp 1 Nam Hồng (Tiền Hải), trường phổ thông cấp 1 Thuận Vy (Thư Trì). Năm 1970 thầy San được nghỉ hưu theo chế độ hiện hành. Thầy San mất năm 1985, thọ 72 tuổi. Với công lao đóng góp đầy nhiệt huyết của thày, nhà nước trao tặng thày huân chương kháng chiến chống Pháp hạng III và huân chương chống Mỹ cứu nước hạng II.

Chân dung thầy giáo Phạm Ngọc San

Năm 2008, theo sáng kiến của ông Phạm Nhật Lệ, con trai cụ Quế Phan, 443 học trò cũ của thầy Phạm Ngọc San đã tụ hội dưới mái trường xưa (nay là trường tiểu học Tự Tân), ôn cố tri tân và thành lập quỹ khuyến học mang tên “Thày Giáo San”. Quỹ được xây dựng từ nguồn tài trợ của các cựu học sinh của thày giáo San và các thế hệ học sinh trường tiểu học Tự Tân. Các cựu học sinh của thầy giáo San và ban giám hiệu trường tiểu học Tự Tân đã nhất trí bàu ông Phạm Nhật Lệ làm trưởng ban điều hành quỹ. Mục đích gây quỹ là làm phần thưởng tặng những học sinh nghèo, học giỏi, những học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt,  những học sinh đoạt giải trong các kì thi do huyện, bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất và Quốc gia tổ chức. Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quỹ hỗ trợ kinh phí để cố gắng vươn lên. Bà Đinh Thị Tuyết, hiệu trưởng trường tiểu học Tự Tân có nhiệm vụ tư vấn cho ban điều hành công việc khen thưởng cho các em học sinh. Tiền quỹ được gửi ngân hàng, hằng năm lấy lãi để chi cho việc khen thưởng. Từ năm 2008, đến nay, quỹ khuyến học mang tên thầy giáo San đã phát thưởng cho hàng trăm lượt học sinh của trường tiểu học Tự Tân, đúng mục đích, đúng đối tượng. Năm học 2018-2019 khai giảng hôm 5/9 vừa qua, quỹ khuyến học Phạm Ngọc San đã trao thưởng nhiều em học sinh chăm ngoan, học giỏi, thi đỗ giải cao trong các cuộc thi do ngành giáo dục tổ chức.

Mỗi khi hội tụ những học sinh cũ của thầy San, mọi người đều nhớ mãi công ơn người hiệu trưởng đầu tiên. Ông Phạm Nhật Lệ nói: “ Chuyện dạy học của thầy Phạm Ngọc San là cổ tích, sản phẩm mà thầy đóng góp cho đời là kì tích”.  Bà Đinh Thị Tuyết hiệu trưởng trường tiểu học Tự Tân đã báo cáo trước vong linh thầy hiệu trưởng đầu tiên: Từ một trường làng, có một lớp học với dăm bảy chục học sinh ghép 4 trình độ, đến nay trường tiểu học Tự Tân đã có cơ ngơi khang trang,15 lớp với 398 học sinh, 32 giáo viên, hầu hết đều có trình độ cao đẳng sư phạm và đại học. Trường tiểu học Tự Tân  là một trong 35 trường tiểu học của huyện Vũ Thư đạt chuẩn quốc gia. Có thành tích đó, thầy trò trường tiểu học Tự Tân vô cùng biết ơn thày hiệu trưởng đầu tiên và 45 liệt sỹ là học trò cũ của thầy Phạm Ngọc san.

Cựu học sinh của thầy San có nhiều bài viết, nhiều bài thơ ca ngợi công đức thày giáo của mình. Ông Phạm Thế Song, học sinh của thầy San, cũng làm nghề dạy học viết: Thời Pháp thuộc đã từng dạy học/ Cách mạng về thày vẫn bút nghiên/ Là người đắp móng xây nền/ Góp vào sự nghiệp đầu tiên: Trồng người/ Ngôi đình Phú Lễ quê tôi/ Còn như sống lại một thời đã qua. Ông Ngô văn Thâu, nguyên giảng viên trường đại học Pháp lí viết: Trước cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1954, thày San đã đào tạo gần 500 học sinh, đến nay nhiều người đã 70-80 tuổi , 2 người trên 90 tuổi vẫn đến dự hội thảo tri ân thày và lập quỹ khuyến học mang tên thày. Ông Phạm Thế Hiển, nguyên thứ trưởng bộ thương mại mong các thày các cô trường tiểu học Tự tân tiếp bước xứng đáng với thày San, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của xã Tự Tân không ngừng tiến lên.


Tác giả: CTV Cao Bá Khoát
Nguồn: vuthu.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.340
Hôm qua : 2.271
Tháng 05 : 47.124
Năm 2020 : 351.824