A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tâm đức của vợ chồng nhà giáo nhân dân, PGS, Tiến sỹ Phạm Ngọc Khái

Trên quốc lộ 10, đoạn đường thuộc địa phận xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình ngày đêm nhộn nhịp người và xe qua lại. Phía nam đường là dòng sông Kiến Giang hiền hòa, thơ mộng. Phía bắc quốc lộ 10 là tòa nhà 5 tầng khang trang, sạch đẹp. Đây là trung tâm dưỡng lão An Thái, một công trình bảo trợ xã hội ngoài công lập, chuyên lo việc chăm sóc người già. Giám đốc trung tâm là nhà giáo Phạm Quỳnh Vân và chồng là PGS Tiến sỹ Phạm Ngọc Khái.


Bà Phạm Quỳnh Vân là người con của dòng họ Phạm Tiên Hưng, làng Phú Lễ, xã Tự Tân. Được song thân nuôi ăn học và theo gót các bậc tiền nhân, bà Vân trở thành giáo viên, dạy học ở thành phố Thái Bình từ khi tốt nghiệp đến lúc nghỉ hưu. Chồng bà Vân là nhà giáo nhân dân, phó giáo sư tiến sỹ Phạm Ngọc Khái quê xã Bách Thuận, giảng viên cao cấp trường đại học y dược Thái Bình. Vợ chồng nhà giáo nhân dân Phạm Ngọc Khái đều rất có tâm, có đức với sức khỏe và đời sống con người, nhất là người cao tuổi.

Từ thực tế cuộc sống ngày nay, lớp trẻ đã ổn định việc làm, say mê cùng công việc làm giầu. Người già được hưởng nhiều chế độ ưu đãi, những người trên 80 tuổi, không có chế độ hưu trí, được hưởng trợ cấp hàng tháng của Nhà nước. Nhiều người nhận thức rất đầy đủ việc chăm sóc người già nảy sinh trong lĩnh vực tư nhân quản lí với quy mô bề thế đương đại, thích hợp và chung sức cùng các cấp chính quyền chăm lo sức khỏe cộng đồng. Với tâm, cái đức “thương người như thể thương thân”, với truyền thống cao đẹp của dòng họ, gia đình và quê hương, bà Vân bàn với chồng thành lập trung tâm dưỡng lão An Thái. Có trung tâm dưỡng lão An Thái nên: Lớp người cao tuổi, kể cả những người chưa được hưởng trợ cấp, đã có thêm điều kiện sử dụng hiệu quả khoản tiền trợ cấp của nhà nước và khoản tiền của con cháu đóng góp nuôi nấng các bậc sinh thành.

Cơ sở vật chất của trung tâm

Ngôi nhà dưỡng lão 5 tầng sừng sững bên lề đường quốc lộ trải dài ra tới cánh đồng thôn Bắc Sơn của xã Tự Tân, rộng gần 1000 mét vuông. Giám đốc trung tâm Phạm Quỳnh Vân đang chỉ đạo triển khai tiểu dự án xây dựng vườn hoa, ao cá, sân chơi, mở thêm đường đi bộ tầng thấp. Một công trình đồ sộ giữa vùng nông thôn mới thoát nghèo của một xã vừa được công nhận “xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Nội thất khép kín gần như hoàn thiện, sẵn sàng tiếp nhận 40-50 người có nhu cầu.

Cơ sở vật chất của trung tâm

Đến trung tâm dưỡng lão An Thái, thăm cảnh, thăm người và tôi được nghe những cụ già đang sống tại trung tâm kể cho nghe nhiều chuyện rất vui: Hơn một năm, kể từ khi khai trương đến nay, trung tâm dưỡng lão An Thái đã đón nhận 20 khách hàng. Một doanh nhân Nhật Bản vãng lai, một thầy thuốc đông y nổi tiếng, một bác sỹ nội khoa mười năm nằm liệt giường, vợ con phải thuê người chăm sóc, nuôi nấng tại gia, từ thành phố chuyển đến trung tâm an dưỡng. Một nhà giáo, vợ liệt sỹ, hai công nhân đường sắt, điện nước; một công nhân nông nghiệp…Cũng có vài ba vị lão nông tri điền, kinh tế khá giả, con cháu bận đi làm ở nơi xa, gửi tiền về nhờ trung tâm chăm sóc. Một vị cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam, sống độc thân, hai ba chục năm nằm liệt gường đến loét thịt, tróc da, nhờ mạng xã hội đã tìm đến trung tâm dưỡng lão An Thái cứu giúp. Một bà già mắc tai biến não, bán thân bất toại, bệnh viện trả về, con dâu đưa mẹ vào trung tâm gửi điều dưỡng. Có cả một số người ra ngõ không biết lối về, đến trung tâm quên luôn phòng ăn, phòng ngủ, con cháu đến thăm cũng không nhận ra…Ba người phải ngồi xe lăn để đi lại, một chàng trai cao, to, lớn tuổi mà chưa biết tự tắm giặt cho mình. Rất nhiều cảnh ngộ lạ lùng, éo le và cả những diễn biến khó lường, bất thường đầy bí ẩn về bệnh tật. Chỉ có những điều dưỡng viên có chuyên môn, được tuyển lựa rất kĩ, được đào tạo chính quy, mới biết cách ứng phó, biết thay đổi món ăn hợp khẩu vị từng người, biết “thí” người lớn như dỗ trẻ ăn. Điều dưỡng viên coi các cụ như ông, bà, cha, mẹ mình, tận tình bón cháo, đút cơm, nâng giấc, thay bỉm, xoa bóp, thuốc thang, không nề hà việc khó. Cái tâm, cái đức của vợ chồng nhà giáo nhân dân, phó giáo sư - tiến sỹ Phạm Ngọc Khái và giám đốc Phạm Quỳnh Vân được thể hiện trong từng lời nói, từng cử chỉ của tất cả nhân viên, điều dưỡng viên.

Hầu như tất cả những người vào trung tâm đều có chuyển biến tích cực về sức khỏe, về đời sống tinh thần và vật chất. Ông Tân ở Tiền Hải sáu tháng tăng được 6kg; bà giáo Hoài 60 tuổi, thường xuyên được bấm huyệt, đã giảm nhiều bệnh tật. hạ đường huyết rõ rệt. Một cụ già trên 90 tuổi, vừa ăn uống điều độ, vừa bẩm huyệt và thể dục thường xuyên, hạ đường huyết từ 9,8 xuống còn 6,1. Người đăng kí ở lâu dài với trung tâm chiếm hơn 2/3 số người đến trung tâm. Nhiều người tình nguyện sống ở trung tâm đến khi nhắm mắt xuôi tay, về với thế giới người hiền. Ông Tân đã chuyển sổ lương hưu từ xã Phương Công (Tiền Hải) về xã Tự Tân (Vũ Thư) để nhất cử lưỡng tiện. Một ông lão mới ngoài 70 tuổi, được con đưa từ Hà Nội về trung tâm dưỡng lão An Thái (Tự Tân), nộp luôn ba tháng phí điều dưỡng. Anh bảo: “Tôi rất muốn gửi bố vào trung tâm dưỡng lão ở Thủ Đô, nhưng phí điều dưỡng ở đó cao gấp đôi ở đây, vượt xa khả năng của gia đình”. Bà Trịnh Thị Tâm ở Bách Thuận, được con trai gửi vào trung tâm dưỡng lão An Thái, thấy tâm đức của vợ chồng nhà giáo nhân dân Phạm Ngọc Khái cao đẹp quá, anh tình nguyện mua ngay một dàn máy điều hòa lắp vào phòng ngủ của mẹ. Món quà công đức quý giá, nhưng cử chỉ  ấy rất giầu ý nghĩa nhân văn.

Các cụ già đang điều dưỡng tại trung tâm dưỡng lão An Thái cho tôi biết thêm: Hành trình xây dựng cơ sở điều dưỡng này vô cùng gian nan. Mọi khó khăn đều xoay quanh vấn đề vốn liếng, con người, sự điều hành, sự hỗ trợ của Nhà nước. Chủ doanh nghiệp, nhà giáo đã nghỉ hưu Phạm Quỳnh Vân cùng chuyên gia dinh dưỡng, với người chồng là nhà giáo nhân dân, giảng viên cao cấp trường đại học y dược Thái Bình, tân tâm, tận lực với sự nghiệp trồng người, chăm lo cho sức khỏe con người, nhất là sức khỏe người cao tuổi. Vợ chồng nhà giáo cùng những điều dưỡng viên của trung tâm, những tín đồ Phật giáo gắn liền với tư tưởng “từ bi, hỉ xả, trí huệ, an lành”, luôn tâm niệm để “trọn nghĩa yêu thương, muôn nhà hạnh phúc”. Đó chính là tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tôi thấy: “Khởi nghiệp dưỡng lão khu vực tư nhân không dễ dàng ở một bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất lẻ đầy bỡ ngỡ, khó khăn. Phải là người có tâm, có đức, có nhiệt huyết, vì sự nghiệp cao cả thiêng liêng như vợ chồng nhà giáo nhân dân Phạm Ngọc Khái và Phạm Quỳnh Vân, bên cạnh họ có cả một đội ngũ chuyên nghiệp, có tầm nhìn xa, có tư duy nhân văn, một trung tâm có quy mô bề thế khang trang, ích nước, lợi nhà đang trên đà vươn tới những thành công tốt đẹp”.


Tác giả: CTV Cao Bá Khoát
Nguồn: vuthu.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 96
Hôm qua : 3.180
Tháng 05 : 31.433
Năm 2020 : 336.133