A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngăn chặn rác độc trên mạng xã hội

Vì lợi nhuận mà bất chấp các chuẩn mực văn hóa, giá trị cốt lõi của cộng đồng, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng internet đã tự đưa mình vào khủng hoảng. Bài học mà Yeah1, Youtube hay Facebook để lại gần đây gióng lên một tiếng chuông cảnh bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất đối với những đơn vị đang hoạt động vì mục đích kinh doanh khác trên không gian mạng. Thanh lọc không gian mạng đang là vấn đề không của riêng một quốc gia nào, và những chế tài, dường như vẫn chưa theo kịp sự phát triển của thế giới ảo.

Muôn kiểu rác độc trên internet

Đây không phải là lần đầu, dư luận cảm thấy sốc bởi những thứ độc hại trên môi trường internet. Thế nhưng, có lẽ, chưa khi nào, các vụ việc được phát hiện liên tục và gây ảnh hưởng lớn như trong thời gian gần đây.

Khá Bảnh là tên một nhân vật đang thu hút sự quan tâm của nhiều người trên Youtube. Anh này được biết đến với những video phát ngôn tục tĩu, ngang nhiên dàn hàng ngang trên đường cao tốc chụp ảnh, đăng công khai video trên mạng xã hội, đánh bạc, vác mã tấu rượt đuổi, đâm chém nhau trên phố… - vốn là những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam; thế nhưng, những đoạn video, hình ảnh này lại được giới trẻ tung hô, lượng người theo dõi lên đến hàng triệu lượt.

Cách đây không lâu, phải kể đến “con quái vật” mang tên “Thử thách Momo” - ác mộng và cũng là nỗi kinh khiếp với trẻ em cũng như các bậc phụ huynh. Như một vi-rút lan nhanh không kiểm soát kịp thời trên internet, chưa biết có thật hay không, chỉ trong một thời gian ngắn, Momo như một cơn bão càn quét các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt, trở thành một hiện tượng trên Youtube. “Thử thách Momo” chưa kịp “nguội” thì sau đó không lâu, nhiều giờ sau khi livestreams quay trực diện vụ xả súng đẫm máu, vô nhân đạo ở Niu Di-lân được phát trực tiếp, người dùng vẫn có thể dễ dàng tiếp cận nội dung này trên các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Youtube…

Chưa kể, trên Youtube, có vô số video mang phong cách trẻ em nhưng nội dung nhiều cảnh người lớn, đưa ra các thử thách không phù hợp như trẻ em uống rượu, trấn lột, bắt nạt kẻ yếu, ghi lô đề, một số thử thách nguy hiểm và các phát ngôn không phù hợp như chửi bậy, nói tục. Trong khi đó, các nhân vật hoạt hình từ Disney, Marvel như công chúa Elsa, Spiderman, Joker, Superman... thường được các nhà sản xuất nội dung sử dụng trong video dành cho trẻ em thì bị lợi dụng triệt để để lồng ghép vào các hình ảnh hở hang, nội dung clip kỳ lạ, cổ súy bạo lực, phản cảm... Cốt truyện thì nghèo nàn, nhảm nhí, ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ nhỏ. Vì vậy, có ý kiến lo ngại rằng, những video bẩn, độc hại “tác oai tác quái” trên mạng như những u nhọt đầu độc một thế hệ tương lai, không phải không có lý.
Chính sách hậu kiểm lỏng lẻo

Trong hàng trăm chiêu trò trục lợi bất chính trên Youtube, nhiều trong số đó lại đến từ các hệ thống mạng (network) - vốn là đối tác hỗ trợ Youtube trong việc quản lý nền tảng, tư vấn chiến lược phát triển kênh. Các hệ thống mạng chỉ được phép tuyển lựa kênh theo đúng tiêu chí và các hoạt động trong khuôn khổ đã giao kèo với Youtube và các hệ thống mạng sẽ được ăn chia lợi nhuận từ hai phía - Youtube và cả chủ kênh.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, chính những đối tác này lại có cách quản lý kênh rất lỏng lẻo, tạo điều kiện cho những nội dung vi phạm chính sách nền tảng của Youtube có đất để lộng hành. Chẳng hạn như dung túng kênh bẩn để thu lợi bất chính, dịch vụ “ngầm” bật kiếm tiền cho các kênh muốn đi lên nhờ nội dung xấu độc hoặc nhảm nhí, lợi dụng công cụ bản quyền của Youtube để trục lợi... Theo tìm hiểu, từ giữa năm 2018, cộng đồng Youtuber Việt Nam nhận được nhiều lời chào mời từ nhân viên SpringMe - hệ thống có 16,5% cổ phần từ Yeah1, để mở dịch vụ bật kiếm tiền ồ ạt, nhanh gọn với giá từ 10 - 50 triệu đồng tùy kênh. Chính vì điều này mà nhiều kênh youtube bất chấp những quy định, chính sách của Youtube để câu người xem kiếm tiền. Có thể kể đến một số kênh Youtube tác động không tốt đến trẻ, dù đã có nhiều ý kiến tẩy chay, lên án nhưng đến giờ, các kênh này vẫn ngang nhiên tồn tại, không có kiểm soát trên Youtube.
Nhưng dường như ngay cả Youtube, Facebook… cũng đang gặp khủng hoảng trong vấn đề hậu kiểm khi công cụ báo cáo không phản ứng kịp thời trước những nội dung bẩn. Với câu chuyện Momo, chỉ cần gõ tìm kiếm “Thử thách Momo” hay “Momo challenge” trên những ứng dụng này là có thể hiện ra một loạt các clip “ăn theo” những nội dung kể trên kèm với lời đề nghị bình luận hoặc chia sẻ kênh. Chỉ bấy nhiêu thôi, dù cho Momo có thực hay chỉ là một trò bịp bợm đi chăng nữa thì rõ ràng, hai “ông lớn” đã thiếu nhanh nhạy, giải quyết khủng hoảng trên nền tảng một cách chậm chạp.

Hay như việc kẻ khủng bố giết người và livestream tại Niu Di-lân mong muốn gieo rắc nỗi sợ hãi cho càng nhiều người càng tốt; dù Chính phủ Niu Di-lân có phát đi lời khẳng định, theo luật pháp nước này, đoạn video của sát thủ Tarrant “chứa nội dung phản cảm” và “những người chia sẻ video về vụ xả súng ở Christchurch có khả năng vi phạm pháp luật”, bất chấp mọi cảnh báo, những hình ảnh bắn giết đẫm máu vẫn lan truyền chóng mặt trên các mạng xã hội. Vì thế, Youtube, Facebook và cả Twitter đã vấp phải làn sóng chỉ trích lớn từ dư luận khi trở thành công cụ tiếp tay, phát tán những hình ảnh độc hại này. Đến thời điểm hiện tại, các “ông lớn” này vẫn đang phải vất vả để giải quyết hậu quả.
Đòn… chưa đủ đau

Sau khi thông tin Youtube “trừng phạt” Yeah1 bằng việc ngừng hợp tác bắt đầu từ ngày 31-3 này, công ty này đã lâm vào khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước đến nay. Theo thông tin mới đây, cổ phiếu của tập đoàn Yeah1 đã giảm sàn 13 phiên giao dịch, tạo nên đợt giảm sàn thuộc dạng kỷ lục trên thị trường chứng khoán, mất 2/3 giá trị niêm yết. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lời cảnh báo cho cộng đồng mạng đa kênh ở nước ta; cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tuân thủ các chính sách khi hợp tác với các tập đoàn trên toàn cầu.

Thế nhưng, có vẻ cú “ngã ngựa” này vẫn chưa đủ đau để Yeah1… nhớ đời. Trong mấy ngày vừa qua, có những dấu hiệu cho thấy Yeah1 đã mua lại một hệ thống mạng mới mang tên “Freedom!”, mang nhiều kênh Youtube cũ qua hệ thống mạng này, đồng thời tiếp tục chiêu thức chào mời các kênh để bật kiếm tiền. Trước đó, vào năm 2017, cũng lại là Yeah1 chứ không phải ai khác từng bị Youtube cấm thu nhận kênh và bị Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt 20 triệu đồng vì chứa chấp nội dung có hại đến trẻ em, không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật. Nhắc lại để thấy, “ngựa vẫn quen đường cũ”, làm ăn bất chấp bởi khoản lợi nhuận kếch xù thu được.
Thông tư 38 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành năm 2016 có quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài sử dụng trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng, dịch vụ tìm kiếm và các loại hình tương tự khác trên mạng để cung cấp thông tin công cộng mà người sử dụng tại Việt Nam có truy cập hoặc sử dụng dịch vụ. Theo đó, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện chính sách phát triển, quản lý thông tin trên mạng; đặc biệt, có quyền thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn yêu cầu trang mạng cung cấp thông tin qua biên giới thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Thế nhưng, nhìn lại nhiều vụ việc xảy ra trong suốt thời gian qua, có thể thấy tình trạng vi phạm hoặc gây ảnh hưởng không tốt trên môi trường internet đang diễn ra một cách bừa bãi, người phát hiện ra những thông tin độc hại đa phần đến từ… dư luận. Sự thiếu chủ động này, về một mặt nào đó, đã làm cho chế tài pháp luật ở ta chưa phát huy hết tác dụng trong việc quản lý an toàn thông tin trên internet. Những đối tác dạng như Yeah1 bất chấp quy định để trục lợi không thể vô can là một nhẽ, ngay cả Youtube, Facebook… cũng không thể vô can và “vắt chanh bỏ vỏ” như vậy được. Sự chưa hoàn thiện về luật đã tạo ra những kẽ hở để những doanh nghiệp lớn nước ngoài “đá bóng trách nhiệm” và phủi tay.

Đã đến lúc, cần có những chế tài ràng buộc cụ thể mang tính răn đe, mạnh tay và rõ ràng hơn trong việc xử phạt đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng internet vi phạm những chính sách chuẩn mực văn hóa, giá trị cốt lõi của cộng đồng. Có như thế, không gian mạng mới có cơ hội được thanh lọc, người dùng không bị đầu độc bởi những thông tin bẩn, độc hại.


Tác giả: Theo Báo Nhân Dân
Nguồn: vuthu.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.633
Hôm qua : 3.225
Tháng 05 : 24.916
Năm 2020 : 329.616